Huyện Trần Văn Thời có 25 hộ làm nghề nuôi cá bớp ở đảo Hòn Chuối

Hiện nay, tại đây có 25 hộ làm nghề nuôi cá bớp trong lồng bè, với tổng diện tích mặt nước hơn 640 m2. Trung bình, mỗi vụ nuôi có thời gian từ 8 đến 10 tháng, cá có thể đạt trọng lượng từ 6 đến 8 kg/con. Do ít bị các loại dịch bệnh gây hại và ít tốn công chăm sóc nên những năm qua ngư dân đảo Hòn Chuối luôn duy trì và mở rộng mô hình nuôi cá bớp trong lồng bè.
Đây được coi là mô hình bền vững cho nghề nuôi trồng thủy sản của ngư dân khu vực ven biển nói chung, đảo Hòn Chuối nói riêng. Tuy nhiên, do điều kiện đi lại còn khó khăn, nhất là mùa biển động nên giá sản phẩm của ngư dân làm ra không ổn định.
Có thể bạn quan tâm

Theo báo cáo của Cục Chăn nuôi, sản xuất chăn nuôi năm 2014 tăng trưởng khá cao, ước tính tăng 4- 5% so với năm 2013. Trong đó, chăn nuôi lợn tăng gần 3%, gia cầm khoảng 5%, bò sữa khoảng 12% và thức ăn chăn nuôi khoảng 6%. Giá vật tư đầu vào không tăng, trong khi sản phẩm đầu ra luôn ở mức cao, lợn nạc bình quân trong năm từ 47.000- 52.000 đồng/kg, ngành chăn nuôi nhất là chăn nuôi lợn, bò sữa, trứng gia cầm có lời khá lớn.

Trong đó, có 9 cơ sở nuôi cá tra thương phẩm (tổng diện tích 69,15ha) được chứng nhận GlobalGAP/ASC; 2 cơ sở sản xuất giống cá tra (hơn 6ha) được chứng nhận GlobalGAP, 3 cơ sở nuôi cá tra thương phẩm (hơn 8ha) được chứng nhận VietGAP, 1 cơ sở nuôi cá tra thương phẩm (3ha) được chứng nhận BMP.

Hiện nay, Hà Nội có trên 2.000 thú y viên. Với lực lượng khá đông như vậy, đã góp phần không nhỏ trong việc kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm và kiểm soát giết mổ, đảm bảo ATTP trên địa bàn TP.

Năm nay tổng diện tích gieo trồng vụ thu – đông của huyện Mường Chà là 250ha, tập trung vào 3 giống cây chủ lực: ngô, lạc và đậu tương. Diện tích cây vụ thu – đông nhiều nhất tập trung ở xã Mường Mươn với 120ha, chủ yếu là ngô; diện tích còn lại rải rác ở các xã: Na Sang, Sá Tổng và Pa Ham.

Không chỉ mỗi hộ của anh Mạnh “dở khóc dở cười” vì cây cao su mà còn có khoảng gần 30 hộ dân khác-với diện tích hàng trăm ha cao su đã và đang tiến hành chặt bỏ để chuyển sang trồng cà phê, tiêu bởi cùng một lý do là cây đến kỳ thu hoạch nhưng lại không có mủ hoặc có nhưng rất ít.