Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cánh đồng lớn lúa Nhật

Cánh đồng lớn lúa Nhật
Ngày đăng: 07/07/2015

Vụ HT 2015, Cty CP Nông lâm nghiệp Phan Minh Kiên Giang đầu tư làm CĐL (tại huyện Hòn Đất, Kiên Giang) với diện tích 400 ha, trong đó có 300 ha lúa Nhật.

Ông Nguyễn Trung Tín, GĐ Cty cho biết: “Toàn bộ diện tích trồng lúa Nhật, chúng tôi liên kết với Cty Suna (Chi nhánh Cần Thơ) để phát triển SX”.

Theo đó, phía Cty Suna sẽ đầu tư giống (Japonica - ĐS1), phân bón, thuốc BVTV, chuyển giao quy trình SX và bao tiêu đầu ra.

“SX theo hướng liên kết này, chúng tôi khá yên tâm, nhất là khâu tiêu thụ sản phẩm. Có hai hình thức bao tiêu, theo giá cố định 6.000 đ/kg lúa thương phẩm hoặc giá thị trường có bảo hiểm giá sàn. Khi có giá cả đầu ra ổn định, người SX sẽ chủ động trong việc đầu tư, định mức năng suất cần đạt được sao cho hiệu quả nhất, chứ không cần chạy theo sản lượng”, ông Tín tâm sự.

Để hình thành CĐL hàng trăm ha giữa vùng TGLX, Cty Phan Minh đã đầu tư nguồn vốn hơn 50 tỷ đồng san lấp mặt bằng (từ đất rừng tràm đã khai thác), làm hệ thống kênh mương, bờ bao, kéo lưới điện và xây dựng trạm bơm…

Tương tự, Cty TNHH Kiên Dũng (Hòn Đất) cũng mạnh dạn liên kết đầu tư SX 200 ha lúa Nhật trong vụ HT này theo quy mô CĐL. Đơn vị hợp tác là Cty TNHH Trung An (Thốt Nốt, TP Cần Thơ) sẽ đầu tư giống, vật tư nông nghiệp, kỹ thuật canh tác và bao tiêu sản phẩm.

Ông Trần Đạt Duy, TGĐ Cty TNHH Kiên Dũng cho biết: “Đây là vụ đầu tiên chúng tôi tham gia SX lúa Nhật, nếu thành công thì vụ thu đông và đông xuân tới sẽ nâng diện tích lên 363 ha và đến năm 2016 sẽ chuyển toàn bộ diện tích sang CĐL là 763 ha.

Hiện chúng tôi đã ký hợp đồng hợp tác với Cty Trung An đến năm 2025, để phát triển SX lúa Nhật theo quy trình công nghệ cao, khép kín, nhằm tạo ra sản phẩm gạo hữu cơ sạch, phục vụ xuất khẩu”.

Ông Nguyễn Thành An, một nông dân đang canh tác 220 ha đất tại (xã Nam Thái Sơn, Hòn Đất), cũng mạnh dạn đưa lúa Nhật và SX mấy năm nay. Để thực hiện mô hình CĐL, ông An đã liên kết hoặc ký kết hợp đồng phát triển vùng nguyên liệu cho nhiều Cty như Angimex - Kitoku (An Giang) để trồng lúa Nhật, Trung An (TP Cần Thơ), Giống cây trồng miền Nam để làm lúa theo tiêu chuẩn GlobalGAP…

Theo ông An, làm lúa theo chương trình liên kết nông dân có nhiều cái lợi, được đầu tư lúa giống, vật tư phân bón, thuốc BVTV và quan trọng nhất là đầu ra luôn ổn định.

Ông An chia sẻ: “Có đơn vị ký hợp đồng đầu tư cho chúng tôi đối với phân bón là 1 triệu đ/công, thuốc BVTV 1,25 triệu đ/công và bao tiêu đầu ra theo 2 hình thức: giá cố định 5.600 đ/kg lúa tươi tại ruộng hoặc bao giá trọn gói 6 triệu đ/công nếu làm theo quy trình của họ. Với giá cả đầu ra ổn định như vậy, nông dân sẽ tính toán được mức lợi nhuận của mình và không sợ gặo rủi ro khi thị trường có biến động”.

Trong chuyến khảo sát về mô hình CĐL tại Kiên Giang, trong đó có mô hình trồng lúa Nhật, TS Lê Đức Thịnh, Phó Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và PTNT (Bộ NN-PTNT) đánh giá cao về cách làm theo hướng liên kết này.

Theo ông Thịnh, mục tiêu thực hiện chính sách liên kết là nhằm hài hòa lợi ích giữa các bên trong chuỗi SX lúa gạo. Trong đó, DN xây dựng được vùng nguyên liệu ổn định, còn nông dân thì tiêu thụ sản phẩm thuận lợi với giá cả tốt hơn.

Để làm được việc này thì DN phải đặt hàng nông dân SX hàng hóa thông qua việc cung cấp giống, hỗ trợ khoa học kỹ thuật, máy móc cơ giới và bao tiêu đầu ra cho bà con.

Ngược lại, nông dân phải có trách nhiệm thực hiện đúng loại giống, quy trình canh tác và các điều khoản trong hợp đồng. Khi thị trường có biến động thì các bên phải giữ đúng chữ tín, không vì lợi ích trước mắt mà tự ý phá vỡ hợp đồng.

"Trách nhiệm của các Bộ, ngành và chính quyền địa phương là tạo điều kiện thuận lợi cho DN và nông dân thực hiện tốt các mô hình liên kết theo tinh thần quyết định của Thủ tướng Chính phủ về SX, tiêu thụ nông sản", ông Thịnh nói.


Có thể bạn quan tâm

Bộ Nông Nghiệp Phát Triển Nông Thôn Phản Hồi Thông Tin Về Nuôi Cá Chạch Bùn Bộ Nông Nghiệp Phát Triển Nông Thôn Phản Hồi Thông Tin Về Nuôi Cá Chạch Bùn

Theo báo cáo và nghiên cứu tại các tỉnh có nuôi cá chạch bùn, trong quá trình nuôi chưa phát hiện các loại bệnh mới. Người dân có thể yên tâm tiếp tục phát triển nuôi cá chạch bùn, tuy nhiên, cần áp dụng theo đúng các quy trình kỹ thuật nuôi và khuyến cáo của các nhà khoa học.

28/02/2015
Gia Tăng Giá Trị Cho Các Mặt Hàng Thủy Sản Trong Tương Lai Gia Tăng Giá Trị Cho Các Mặt Hàng Thủy Sản Trong Tương Lai

“Khi đặt ra câu hỏi nông nghiệp có là động lực phát triển nền kinh tế Việt Nam trong tương lai hay không? Tôi nghĩ, chắc chắn, nó phải là động lực phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong tương lai. Tuy nhiên, hiện nay, chính sách nông nghiệp chưa đủ độ vương để nông nghiệp trở thành động lực cho sự phát triển của nền kinh tế”.

28/02/2015
Tiêu Độc, Khử Trùng Môi Trường Chăn Nuôi Tiêu Độc, Khử Trùng Môi Trường Chăn Nuôi

Sau Tết Nguyên đán là thời điểm bà con nông dân chuẩn bị tái đàn chăn thả lứa lợn, gà mới. Trung tâm Khuyến nông Hà Nội khuyến cáo, trước khi chăn nuôi lứa mới, bà con cần vệ sinh, tiêu độc khử trùng môi trường chuồng trại, đảm bảo tiêu diệt mầm bệnh, giữ cho đàn vật nuôi khỏe mạnh.

28/02/2015
Tiền Giang Đầu Năm Khống Chế Thành Công Ổ Dịch Cúm A/H5N1 Tiền Giang Đầu Năm Khống Chế Thành Công Ổ Dịch Cúm A/H5N1

Đến nay, các đối tượng trên không có biểu hiện hội chứng cúm trên người. Hiện nay, công tác phòng chống dịch bệnh cúm A/H5N1 trên đàn gia cầm đang được các địa phương ở tỉnh Tiền Giang quan tâm thực hiện. Trong đó chú trọng công tác vệ sinh phòng bệnh, tuyên truyền, hướng dẫn người dân nâng cao ý thức phòng bệnh.

28/02/2015
"Trường Gà" Đông Tảo

Năng động, chịu tìm tòi, học hỏi… Đặng Nhật Trường, 24 tuổi, ngụ ấp Đông Hòa, xã Đông Hiệp, huyện Cờ Đỏ (TP Cần Thơ) đã mạnh dạn đột phá khi đưa giống gà Đông Tảo về nuôi ở vùng nông thôn huyện Cờ Đỏ và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Mô hình này mở ra hướng đi mới cho nhiều thanh niên nông thôn cơ hội vươn lên.

28/02/2015