Cánh Đồng Lớn Cho Lợi Nhuận Cao Hơn Tới 7,5 Triệu Đồng/ha
So với cách làm khác, cánh đồng này còn giúp người nông dân có tư duy sản xuất gắn với thị trường, theo yêu cầu của doanh nghiệp...
Tại ĐBSCL, vài năm qua đã hình thành các cánh đồng "3 giảm, 3 tăng", "1 phải, 5 giảm", "cánh đồng lúa chất lượng cao" quy mô từ vài hàng chục đến hàng trăm héc-ta…. Từ những mô hình sản xuất mang lại hiệu quả này, nông dân liên kết thành nhóm, cùng áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới, thực hiện cơ giới hóa đồng bộ.
Song sóng đó, với, sự tham gia của doanh nghiệp trong cung ứng vật tư đầu vào và bao tiêu sản phẩm, đã giúp các mô hình này hoàn thiện với tên gọi “Cánh đồng lớn”. Hiện mô hình này đang đã mở ra hướng sản xuất hàng hóa lớn hiện nay.
Theo báo cáo Cục Trồng trọt, đến nay có 12 tỉnh ĐBSCL và tỉnh Tây Ninh đã triển khai mô hình cánh đồng lớn. Năm 2011, diện tích triển khai mô hình chỉ 8.000ha, nhưng đến vụ đông xuân năm 2012-2013 lên hơn 66.600ha với 225 mô hình.
Việc thực hiện “Cánh đồng lớn” tăng thu nhập cho nông dân do tăng năng suất, giảm chi phí, hạ giá thành, lợi nhuận từ mô hình cao hơn so ngoài mô hình từ 2,2 đến 7,5 triệu đồng/ha.
Một trong những mô hình liên kết điển hình trong nông nghiệp là mô hình cánh đồng mẫu lớn của Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang. Công ty đã đưa mô hình “Đầu tư, thu mua và chế biến lúa gạo” tại xã Vĩnh Bình, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang vào hoạt động.
Nông dân tham gia được Công ty tạm ứng trước giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, không tính lãi, được hỗ trợ về khoa học kỹ thuật và được bao tiêu sản phẩm theo giá thị trường. Trường hợp giá thấp nông dân chưa bán thì công ty cho gửi tại kho tối đa 30 ngày không thu phí.
PGS, TS Nguyễn Ngọc Đệ, Phó trưởng khoa Phát triển nông thôn, Đại học Cần Thơ cho rằng, để nâng cao giá trị gia tăng, hiệu quả sản xuất lúa gạo tại các cánh đồng lớn trong thời gian qua việc xây dựng vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm thông qua hợp đồng với doanh nghiệp là vấn đề rất quan trọng.
Về vấn đề này, ông Đệ nêu ý kiến: “Quan trọng là liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp, đã có một số mô hình đáng khích lệ. Điển hình như công ty Bảo vệ thực vật An Giang đã làm, bây giờ nông dân đã có được cơ hội để mua được cổ phần trong doanh nghiệp. Cánh đồng lớn này liên kết chặc chẽ được như thế sẽ tiến tới xây dựng được thương hiệu gạo Việt Nam”.
Đánh giá của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, nông dân tham gia mô hình cánh đồng lớn sẽ tiết kiệm được chi phí sản xuất và hạ giá thành sản xuất, mà năng suất, chất lượng lại gia tăng. Bởi lẽ, canh tác lúa bắt buộc phải tuân theo một quy trình sản xuất qui chuẩn: đồng loạt xuống giống theo thời vụ, sử dụng một giống xác nhận và thực hiện qui trình làm đất, thủy lợi, qui trình bón phân, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, áp dụng cơ giới hóa, ứng dụng công nghệ trước và sau thu hoạch.
Tiến sĩ Lê Văn Bảnh, Viện lúa ĐBSCL, cho rằng: tham gia cánh đồng lớn làm sao để có chi phí thấp, giá thành sản xuất thấp mới có đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và thế giới thì mô hình mới mang lại hiệu quả. Bởi lợi thế cạnh tranh được tạo ra nhờ năng suất vượt trội, chất lượng, mẫu mã sản phẩm và thương hiệu hàng hóa.
Tức là sản xuất đồng đều có tiêu chuẩn, có thương hiệu thì nó mới có thể cạnh tranh được và tăng chuỗi giá trị của nó. Người trồng lúa muốn có thu nhập cao không thể chờ cho giá đột biến mà phải cần tổ chức lại sản xuất, ứng dụng tốt khoa học công nghệ để giảm chi phí, tăng năng suất, tăng chất lượng sản phẩm để tăng chất lượng cạnh tranh”.
Theo PGS, TS Vũ Trọng Khải, Chuyên gia độc lập về Kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn, tổ chức sản xuất theo hợp đồng, tạo lập các cánh đồng là hình thức tổ chức, quản lý sản xuất tiến bộ nhất hiện nay. Với sự góp mặt của doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ nông sản, 3 vấn đề lớn của kinh tế thị trường mà từng nông dân không thể làm được là: thị trường và thương hiệu; công nghệ mới; vốn đầu tư được giải quyết.
Về giải pháp để nâng cao vị thế của nông dân và doanh nghiệp tham gia trong chuỗi hoạt động của mô hình cánh đồng lớn, ông Khải cho rằng: “Chúng ta đã có hỗ trợ kinh phí khuyến nông cho DN. Nhưng tất cả DN cần đầu tư đổi mới khâu chế biến, bảo quản và tiêu thụ nông phẩm được Nhà nước tài trợ. Ví dụ như giảm thuế tiêu thụ DN, giảm thuế lãi suất vay ngân hàng. Cái cần hiện nay là có nông dân lớn và doanh nghiệp chế biến lớn”.
Thực tế cho thấy, sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng lớn cơ bản hài hòa lợi ích cho các tác nhân tham gia chuỗi giá trị lúa gạo, đặc biệt là nông dân và doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp xây dựng được vùng nguyên liệu quy mô lớn, ổn định, đồng nhất về chất lượng; đảm bảo an toàn thực phẩm; truy nguyên nguồn gốc sản phẩm. Những yếu tố này giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Tham gia mô hình, lợi nhuận nông dân thu được cao hơn từ 2,2-7,5 triệu đồng/ha so với sản xuất ngoài mô hình. Không chỉ vậy, người nông dân còn hình thành tư duy sản xuất gắn với thị trường, theo yêu cầu của doanh nghiệp; sản xuất vì lợi ích cộng đồng, người tiêu dùng và bảo vệ môi trường.
Có thể bạn quan tâm
Ngày 25.8, ông Trần Văn Tân - Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Quảng Trị cho biết, hiện đã có 10ha sắn thuộc 4 xã tại huyện Hướng Hóa bị rệp sáp bột hồng (rệp châu Phi) tấn công, trong đó nhiều nhất là xã A Dơi với 5ha.
Hơn 10 năm nay, phong trào nuôi cá sấu ở miền Tây phát triển khá rầm rộ. Theo số liệu thống kê, tổng đàn cá sấu nuôi tại Đồng Tháp, An Giang và Long An từ năm 2011 đến nay lên đến 72.000 con. Riêng tại Bạc Liêu lên tới 320.000 con, đứng đầu các tỉnh.
Bắc Giang có diện tích nuôi trồng thuỷ sản vào khoảng 12. 000 ha, sản lượng đạt trên 27 nghìn tấn/năm và là địa phương có diện tích và sản lượng thuỷ sản lớn thứ 2 trong số 14 tỉnh trung du, miền núi phía Bắc, sau Quảng Ninh. Tuy nhiên hiện nay, vấn đề tiêu úng đối với các vùng nuôi trồng thuỷ sản vẫn bộc lộ những bất cập.
Ngày 30-8, UBND huyện An Phú tổ chức lễ phát động và thả 1.500kg cá giống, với số lượng khoảng 1,2 con giống, thuộc 20 loại cá bản địa có nguồn gốc từ tự nhiên xuống Búng Bình Thiên, nhằm bảo tồn và tái tạo nguồn lợi thủy sản. Bí thư Tỉnh ủy Phan Văn Sáu đến dự và tham gia lễ thả cá.
Ngày 29-8, ông Trần Phúc Chỉnh, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu cùng các thành viên đoàn giám sát đã làm việc với Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn về tình hình triển khai thực hiện quy hoạch nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh.