Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cánh đồng khủng ươm giá sạch bên bờ Trà Khúc

Cánh đồng khủng ươm giá sạch bên bờ Trà Khúc
Ngày đăng: 04/11/2015

Từ hàng chục năm nay xã Tịnh Hà đã trở thành "vựa" cung cấp giá ăn chủ yếu cho người dân Quảng Ngãi.

Theo đó, ngoại trừ mùa mưa lũ, nước sông lên cao; cứ vào tầm 14 giờ người dân nơi đây lại í ới gọi nhau mang xô, thùng, rổ... ra bờ sông để gieo ươm giá.

Có hơn 12 năm gắn bó với nghề, anh Nguyễn Văn Bình (39 tuổi) chia sẻ: "Quá trình gieo ươm, ủ cho đến khi thu hoạch giá của bà con nơi đây hoàn toàn theo kiểu tự nhiên chứ không sử dụng bất cứ một loại hóa chất kích thích nào nên sản phẩm sạch 100%".

Theo lời anh Bình, đậu xanh mua về để làm giá, sau khi được ngâm trong nước sạch từ 3-5 giờ và loại bỏ những hạt kém chất lượng (là những hạt lép nổi lên trên mặt nước, bị thẫm màu)... sẽ được tìm chọn một chỗ cát sạch để gieo.

"Đây là khâu quan trọng của việc làm giá.

Bởi lẽ nếu lựa chọn vị trí gieo ủ mà đất không sạch (có nhiều phù sa, tạp chất, dơ bẩn...) thì đỗ xanh sẽ không nẩy mầm, hư hỏng, hoặc chất lượng giá kém.

Và mỗi vị trí chỉ gieo ươm một lần/năm, rồi chuyển đến vị trí khác.

Khi nào nước sông lớn ngập và tràn qua, cuốn đi hết cặn bã thì mới trồng lại được", chị Lê Thị Huyền (32 tuổi) bày tỏ.

Theo đó, trên phần diện tích định gieo ủ, sau khi cào đất ra hai bên để tạo thành những rãnh rộng từ 0,6-1m, dài 10-20m, người dân dùng nắp xoong đào những ô tròn nhỏ, với đường kính khoảng 50cm, sâu từ 70-90cm... để gieo đỗ xanh và ủ.

Cứ mỗi lớp đậu là phủ lên một lớp cát mỏng cho đến khi ô đầy.

Và để giá nẩy mầm cần phải có đủ độ ẩm, cho nên hàng ngày vào các buổi sáng, trưa, chiều tối người trồng phải tưới nước.

Tùy vào điều kiện lao động của từng hộ mà số ô gieo trồng của từng gia đình khác nhau.

Nhà ít người thì làm 10 ô, nhiều lao động thì 20-30 ô.

Thời gian từ khi ủ đến khi thu hoạch từ 4-5 ngày, với số lượng đậu xanh gieo, ủ khoảng 1kg/ô thì thu hoạch được  6-8kg giá.

Với giá bán hiện từ 7.000-8.000 đồng/kg, nếu làm khoảng 10 ô thì sau khi trừ các khoản chi phí sẽ thu về lợi nhuận trung bình từ 150.000-200.000 đồng/ngày.

Đây là một mức thu nhập khá so với tiền công của nhiều việc làm khác.


Có thể bạn quan tâm

Hiệu quả từ mô hình 3 giảm 3 tăng Hiệu quả từ mô hình 3 giảm 3 tăng

Mô hình 3 giảm 3 tăng (3G3T) trong sản xuất lúa giúp nông dân từng bước tiếp cận với những phương thức, kỹ thuật canh tác lúa đem hiệu quả kinh tế cao, hiện mô hình này giúp nông dân ở xã Hòa Tân, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp nâng cao thu nhập và giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong sản xuất nông nghiệp.

16/06/2015
Ngô có bắp nhưng không hạt do nắng nóng ở Hà Giang Ngô có bắp nhưng không hạt do nắng nóng ở Hà Giang

Do thời tiết nắng nóng kéo dài, nhiều diện tích lúa, ngô, đậu tương ở tỉnh Hà Giang bị giảm năng suất hoặc mất trắng. Nặng nhất là ở hai huyện phía tây của tỉnh là Hoàng Su Phì và Xín Mần có hàng trăm ha ngô đến kỳ cho thu hoạch người dân mới phát hiện ra bắp ngô chỉ có nõn chứ không có hạt hoặc có cũng rất ít.

16/06/2015
Nông dân kêu cứu vì lúa bị chết Nông dân kêu cứu vì lúa bị chết

Liên tục các vụ sản xuất lúa gần đây, nông dân ở xã Long Khánh A và Long Khánh B (huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp) “đau đầu” khi xuống giống xong, lúa không đâm chồi, chết cây giai đoạn mạ hoặc một số diện tích khác khi trổ chín bị rụt bông, không thu hoạch được.

16/06/2015
Bắp lai SSC 2095 chịu hạn Bắp lai SSC 2095 chịu hạn

Với đặc tính hạt màu vàng cam, dạng nửa đá, múp đầu, sâu cay, hạt to nặng, SSC 2095 hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu thị hiếu của nông dân.

16/06/2015
Giá cây đinh lăng tăng cao, vì sao? Giá cây đinh lăng tăng cao, vì sao?

Cây đinh lăng thường được trồng làm cảnh, lấy lá ăn sống hoặc dùng trong đông y; giá trị kinh tế không cao. Tuy nhiên, thời gian gần đây, nhiều thương lái đi mua gom cây đinh lăng với giá cao khiến loại cây này trở nên khan hiếm. Vì sao?

16/06/2015