Cánh đồng khủng ươm giá sạch bên bờ Trà Khúc
Từ hàng chục năm nay xã Tịnh Hà đã trở thành "vựa" cung cấp giá ăn chủ yếu cho người dân Quảng Ngãi.
Theo đó, ngoại trừ mùa mưa lũ, nước sông lên cao; cứ vào tầm 14 giờ người dân nơi đây lại í ới gọi nhau mang xô, thùng, rổ... ra bờ sông để gieo ươm giá.
Có hơn 12 năm gắn bó với nghề, anh Nguyễn Văn Bình (39 tuổi) chia sẻ: "Quá trình gieo ươm, ủ cho đến khi thu hoạch giá của bà con nơi đây hoàn toàn theo kiểu tự nhiên chứ không sử dụng bất cứ một loại hóa chất kích thích nào nên sản phẩm sạch 100%".
Theo lời anh Bình, đậu xanh mua về để làm giá, sau khi được ngâm trong nước sạch từ 3-5 giờ và loại bỏ những hạt kém chất lượng (là những hạt lép nổi lên trên mặt nước, bị thẫm màu)... sẽ được tìm chọn một chỗ cát sạch để gieo.
"Đây là khâu quan trọng của việc làm giá.
Bởi lẽ nếu lựa chọn vị trí gieo ủ mà đất không sạch (có nhiều phù sa, tạp chất, dơ bẩn...) thì đỗ xanh sẽ không nẩy mầm, hư hỏng, hoặc chất lượng giá kém.
Và mỗi vị trí chỉ gieo ươm một lần/năm, rồi chuyển đến vị trí khác.
Khi nào nước sông lớn ngập và tràn qua, cuốn đi hết cặn bã thì mới trồng lại được", chị Lê Thị Huyền (32 tuổi) bày tỏ.
Theo đó, trên phần diện tích định gieo ủ, sau khi cào đất ra hai bên để tạo thành những rãnh rộng từ 0,6-1m, dài 10-20m, người dân dùng nắp xoong đào những ô tròn nhỏ, với đường kính khoảng 50cm, sâu từ 70-90cm... để gieo đỗ xanh và ủ.
Cứ mỗi lớp đậu là phủ lên một lớp cát mỏng cho đến khi ô đầy.
Và để giá nẩy mầm cần phải có đủ độ ẩm, cho nên hàng ngày vào các buổi sáng, trưa, chiều tối người trồng phải tưới nước.
Tùy vào điều kiện lao động của từng hộ mà số ô gieo trồng của từng gia đình khác nhau.
Nhà ít người thì làm 10 ô, nhiều lao động thì 20-30 ô.
Thời gian từ khi ủ đến khi thu hoạch từ 4-5 ngày, với số lượng đậu xanh gieo, ủ khoảng 1kg/ô thì thu hoạch được 6-8kg giá.
Với giá bán hiện từ 7.000-8.000 đồng/kg, nếu làm khoảng 10 ô thì sau khi trừ các khoản chi phí sẽ thu về lợi nhuận trung bình từ 150.000-200.000 đồng/ngày.
Đây là một mức thu nhập khá so với tiền công của nhiều việc làm khác.
Related news
Một nghiên cứu mới của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD) vừa được công bố nêu rõ: Cần thành lập một cơ quan chuyên trách và có Luật Bảo hiểm nông nghiệp để làm cơ sở cho loại hình này phát triển.
Một số tỉnh, thành khu vực ĐBSCL đang có thực trạng nông dân sử dụng tân dược (thuốc Tây) phòng trị bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản. Ngành thú y khuyến cáo không nên dùng.
Trong 2 ngày 28-29.11, tại Nhà văn hóa huyện Cao Phong (khu 2, Thị trấn Cao Phong, Hòa Bình) diễn ra Lễ Hội Cam Cao Phong lần thứ nhất do Hội Nông dân Việt Nam và Hội Nông dân tỉnh Hòa Bình tổ chức.
Khi còn là sinh viên, anh Đoàn Phan Dinh đã đi phụ bàn, bán hàng… lo chi phí học tập và dành tiền mua heo rừng giống nuôi thực nghiệm. Từ niềm đam mê này, khi tốt nghiệp anh Dinh về quê nuôi heo rừng và hiện nay anh bỏ túi 50 triệu đồng mỗi tháng.
"Nhiều năm qua, các loại lợn nhiều mỡ không được người dân nuôi nhiều. Thế nhưng, khi các hộ nuôi đang dần hình thành mô hình chăn nuôi mới, thì việc thương lái Trung Quốc thu mua giống lợn nhiều mỡ là điều đáng lo ngại".