Canada Giúp Việt Nam Tái Cơ Cấu Nông Nghiệp

Bộ Ngoại giao, Thương mại và Phát triển Canada (DFATD) đã thông qua khoản tài trợ 500.000 CAD cho Việt Nam thực hiện dự án hỗ trợ kỹ thuật và chính sách để thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
Chiều 8/7, tại trụ sở Bộ NN-PTNT, Thứ trưởng Hoàng Văn Thắng và bà Victoria Sutherland - Đại sứ Canada tại Việt Nam đã thừa ủy quyền của Chính phủ hai nước ký kết thỏa thuận dự án hỗ trợ kỹ thuật và chính sách để thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp Việt Nam do Chính phủ Canada tài trợ.
Để giúp Bộ NN - PTNT đẩy mạnh đối thoại chính sách và điều phối cộng đồng tài trợ quốc tế tại Việt Nam, Bộ Ngoại giao, Thương mại và Phát triển Canada (DFATD) đã thông qua khoản tài trợ 500.000 CAD cho Việt Nam thực hiện dự án hỗ trợ kỹ thuật và chính sách để thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Dự án này đã được Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát phê duyệt, giao Vụ Hợp tác quốc tế chủ trì thực hiện.
Phát biểu tại lễ ký, ông Hoàng Văn Thắng, Thứ trưởng Bộ NN - PTNT chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Chính phủ Canada, cảm ơn những tình cảm quý mến mà cá nhân Đại sứ Victoria Sutherland dành cho ngành nông nghiệp Việt Nam.
Theo bà Victoria Sutherland thì ngành nông nghiệp đang đóng một vai trò to lớn, hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế ở Việt Nam. Một số dự án mà Canada đã đầu tư ở Hà Tĩnh và Sóc Trăng đến nay đều phát huy hiệu quả. “Nay chúng tôi đang xây dựng một dự án về an toàn vệ sinh thực phẩm. Chúng tôi hy vọng những sáng kiến này sẽ hỗ trợ thêm cho Việt Nam một cách có ý nghĩa, thiết thực”.
Có thể bạn quan tâm

Với xu thế tiêu dùng sản phẩm thủy sản tăng cao, dự báo thị trường Canada ngày càng có nhu cầu cao về nhập khẩu các sản phẩm như cá tra, tôm. Các doanh nghiệp Việt Nam có thể tận dụng cơ hội mở rộng thị phần cũng như tìm kiếm thêm thị trường, không quá phụ thuộc vào thị trường Mỹ, EU hay Nhật Bản.

Arnault Chaperon với tư cách là người đứng đầu Liên đoàn các nhà sản xuất nuôi trồng thủy sản châu Âu - nhấn mạnh rằng mặc dù ngày nay không có trứng cá tự nhiên trên thị trường, nên mục tiêu của công ty là sản xuất sản phẩm nuôi chất lượng cao.

Năm nay, kết quả khảo sát cho thấy một số bất thường, rất khó khăn để có quyết định tăng hay giảm hạn ngạch. Với kết quả này, nhiều nhà quan sát trong ngành công nghiệp hy vọng có thể có rất ít sự thay đổi trong tất cả 3 loài: cua Opilo, cua hoàng đế đỏ, cua bairdi hay cua tanner.

Năm nay các sản phẩm cá ngừ của Việt Nam được xuất sang 97 thị trường, trong khi cùng kỳ năm ngoái là 103 thị trường. Tổng giá trị XK cá ngừ của 10 thị trường chính của Việt Nam trong 3 quý đầu năm 2014 vẫn chiếm hơn 85%, giảm so với cùng kỳ năm 2013. Nhìn chung 9 tháng đầu năm XK cá ngừ của Việt Nam sang phần lớn các thị trường chính đều giảm so với cùng kỳ.

Trong Hội nghị Tôm Thế giới tổ chức ngày 6/10 tại Vigo, Galicia, Audun Lem – phụ trách về thương mại và các sản phẩm thủy sản của FAO, nói rằng các nước sản xuất tôm tin tưởng về sự tăng trưởng ổn định trong lĩnh vực sản xuất tôm với sản lượng và chất lượng cao hơn.