Chanh Bông Tím Lên Ngôi
Những năm gần đây diện tích trồng chanh bông tím ở các tỉnh ĐBSCL tăng lên đáng kể. Đây là loại cây dễ trồng, cho trái quanh năm và đạt năng suất cao.
Chọn cây chanh bông tím là cây trồng chủ lực cho gia đình mình, ông Nguyễn Văn Nông, ở ấp Mỹ Trinh A, xã Hậu Mỹ Trinh, huyện Cái Bè (Tiền Giang), trồng 0,5 ha với 500 cây chanh cho biết: “Từ trồng đến khi thu hoạch là 10 tháng, trung bình từ 20 – 25 ngày sẽ thu hoạch trái 1 lần, sản lượng đạt từ 1 – 4 tấn/lần thu hoạch, thu hoạch rộ vào tháng 4. Giá bán hiện tại 11.500 đ/kg (mùa thuận), giá từ 17.000 – 18.000 đ/kg (mùa nghịch)”.
Mặc dù, giá chanh năm nay thấp hơn năm trước nhưng người trồng chanh vẫn có lãi cao nhờ áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất nên năng suất luôn ổn định và cho trái quanh năm. Theo ông Nông, mỗi tháng gia đình ông thu lãi 10 triệu đ/0,5 ha.
Chăm sóc tốt chanh sẽ cho thu hoạch trên 10 năm. Chanh trồng với mật độ khoảng 3m/cây, năng suất đạt từ 20 – 30 kg/cây, trừ chi phí mỗi năm thu lãi trên 100 triệu đ.
Ông Nguyễn Văn Rô, cán bộ khuyến nông xã Hậu Mỹ Trinh cho biết: Tổng số diện tích trồng chanh bông tím của xã khoảng 15 ha. 3 – 4 năm gần đây, diện tích trồng chanh ở địa bàn xã phát triển mạnh.
Cùng thắng lợi như bao hộ trồng chanh khác, ông Ngô Văn Lợi, ở ấp 2, xã Mỹ Hiệp (Cao Lãnh, Đồng Tháp), trồng 1 ha chanh bông tím cho biết: Hiện chanh bán với giá 14.500 - 16.000 đ/kg, trừ chi phí thu lãi 200 triệu đ/ha. Ông Lợi chia sẻ: Chanh trồng từ 2 – 3 năm mới nên để trái vì khi đó tán cây đủ khỏe và không ảnh hưởng đến năng suất sau này. So với trồng ổi hoặc các loại cây trồng khác, trồng chanh khỏe hơn rất nhiều, bận việc có thể hôm sau xịt thuốc vẫn được...
Xã Mỹ Hiệp, huyện Cao Lãnh hiện có khoảng 300 ha chanh bông tím. Từ việc trồng bưởi, xoài, ổi nhưng không mang lại hiệu quả nên nhiều nhà vườn đã chuyển sang trồng chanh bông tím. Giá đỉnh điểm năm nay đứng ở mức 22.000 đ/kg, năm ngoái có lúc lên trên 30.000 đ/kg.
Ông Nguyễn Văn Bến, Phó Chủ tịch UBND xã Mỹ Hiệp cho biết: “Hiện diện tích trồng chanh trên địa bàn xã cũng tương đối lớn nên địa phương rất cân nhắc để định hướng cho nông dân sản xuất. Về phía xã sẽ hỗ trợ nông dân về kỹ thuật, chăm sóc..., tiêu thụ sản phẩm".
Có thể bạn quan tâm
“Chúng tôi tự hào là những người trồng chè có tiếng trong vùng, nhưng mấy năm gần đây, do yêu cầu của thị trường về sản phẩm chè sạch, chè có phẩm cấp cao, việc chế biến thủ công truyền thống đã không thể đáp ứng nổi yêu cầu này nên giá bán ra thị trường thấp.” Một nông dân cho biết.
Dễ nuôi, tận dụng được thời gian nhàn rỗi, lại có thu nhập cao nên mô hình nuôi lươn không bùn đang được nhiều bà con nông dân theo đuổi.
Hiện nay, mô hình trồng rau theo hướng hữu cơ sinh học đang được mở rộng trên toàn quốc vì đây là mô hình thực sự đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người trồng, an toàn cho người tiêu dùng và không hại đến môi trường. Tại huyện Bình Đại, diện tích trồng rau an toàn đang dần được mở rộng, đặc biệt hai xã Châu Hưng và Phú Long là 2 xã tiên phong trong phong trào chuyển đổi canh tác trồng rau theo hướng hữu cơ sinh học, đem lại an toàn và lợi nhuận cho người dân.
Thời gian gần đây, giá nhiều loài hoa tại Đà Lạt, Lâm Đồng đã xuống chạm đáy khiến tiền bán hoa không đủ để chi trả giá thuê nhân công thu hoạch.
Trong khi các vùng triều trong tỉnh Quảng Ngãi, người nuôi tôm điêu đứng vì tôm dịch bệnh, nhiều hộ phải bỏ hồ hoang thì ở cánh đồng triều thuộc xã Tịnh Kỳ (Sơn Tịnh) nông dân đã chuyển sang nuôi cá chẽm. Hơn 3 năm cá chẽm đã sống thích nghi với nguồn nước đồng triều nơi này và giải quyết được cuộc sống khốn khó cho bà con. Riêng vụ mùa năm nay, bà con nuôi cá vừa được mùa, được giá nên niềm vui như nhân đôi.