Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cần Thơ Vực Dậy Nghề Nuôi Cá Tra

Cần Thơ Vực Dậy Nghề Nuôi Cá Tra
Ngày đăng: 21/04/2012

Trước tình hình nuôi trồng thủy sản ngày càng khó khăn, giá cá tra đang sụt giảm, người nuôi không có lời, thành phố Cần Thơ thực hiện nhiều giải pháp nhằm vực dậy nghề nuôi cá tra.

Thành phố đề ra giải pháp đẩy mạnh công tác thông tin, dự báo thị trường, xúc tiến thương mại... nhằm giữ vững thị trường ngoài nước, mở rộng tiêu thụ trong nước. Thành phố hỗ trợ người nuôi và doanh nghiệp chế biến nâng cao năng lực cạnh tranh bằng cách nâng cao chất lượng con giống, giảm chi phí sản xuất, giảm giá thức ăn, thuốc thú y, bảo đảm chất lượng sản phẩm và an toàn vệ sinh thực phẩm, chủ động cân đối cung cầu về nguyên liệu chế biến, chủ động kiểm soát chặt chẽ chất lượng, truy xuất nguồn gốc nhằm tránh bị “vướng” các rào cản kỹ thuật, thương mại quốc tế.

Tại Cần Thơ, người nuôi hiện vẫn còn tập quán nuôi cá tra mật độ quá dày (35 con/m2), nhiều hơn mức khuyến cáo nên cá chậm lớn, thời gian cá đạt trọng lượng chuẩn (1 kg/con) để bán kéo dài thêm từ 2 - 3 tuần, chi phí thức ăn tăng thêm.

Cần Thơ khuyến cáo người nuôi thực hiện “3 giảm 3 tăng”. “3 giảm” là giảm mật độ thả nuôi còn từ 20 - 25 con /m2 ao; giảm sử dụng thuốc kháng sinh (chỉ sử dụng khi thật cần thiết); giảm xả chất thải trong ao nuôi ra sông rạch. “3 giảm” nói trên sẽ tạo ra 3 lợi ích (“3 tăng”). Nhờ mật độ thả nuôi phù hợp với tập tính sống nên cá ăn mồi tốt hơn, cá lớn nhanh hơn, tăng sức đề kháng với bệnh tật, do đó chất lượng thịt cá tốt hơn. Việc không sử dụng hoặc sử dụng ít thuốc kháng sinh thì môi trường nước cũng như cơ thể cá không có cơ hội sinh sản ra vi khuẩn kháng thuốc, do đó người nuôi không cần tăng liều sử dụng cũng như thay đổi loại kháng sinh khác mạnh hơn. Mức độ lưu tồn thuốc kháng sinh trong thịt cá sẽ giảm mạnh, thịt cá nguyên liệu sẽ đạt được độ an toàn vệ sinh thực phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế. Nhờ chất lượng nước ao nuôi trong sạch nên cá đẹp, bán được với giá cao hơn đồng thời với tăng lợi nhuận nhờ việc tiết giảm được nhiều khoản chi phí mua cá giống, mua thuốc phòng trị bệnh, thức ăn...

Trước đó, năm 2011 do người nuôi bị thua lỗ hoặc không có lãi nhiều nên bỏ nghề, diện tích nuôi cá tra Cần Thơ thời điểm ấy chỉ còn gần 600 ha. Đến nay nhờ các biện pháp hữu hiệu, diện tích cá tra tại Cần Thơ đã khôi phục được gần 950 ha, tăng 40% so cùng kỳ năm 2011, sản lượng vụ đầu năm đạt trên 90.000 tấn./.

Có thể bạn quan tâm

Gần 24% Diện Tích Nuôi Tôm Chân Trắng Bị Thiệt Hại Ở Trà Vinh Gần 24% Diện Tích Nuôi Tôm Chân Trắng Bị Thiệt Hại Ở Trà Vinh

Trên địa bàn vùng ngập mặn ven biển thuộc 4 huyện: Duyên Hải, Cầu Ngang, Trà Cú và Châu Thành (Trà Vinh) hiện có trên 200 hộ thả nuôi gần 76 triệu con tôm thẻ chân trắng trên diện tích gần 152 ha. Tuy mới vào vụ nuôi nhưng đã có 36 ha bị thiệt hại (24%), với lượng giống thả nuôi hơn 18 triệu con giống. Tôm nuôi bị chết đa phần do nhiễm bệnh đốm trắng. Đây là loại bệnh không có thuốc đặc trị và tôm chết thường ở giai đoạn 25 - 40 ngày tuổi, đã gây thiệt hại nặng người nuôi.

09/02/2013
Vú Sữa Lò Rèn Hoàng Kim Trên Đất Vĩnh Kim Vú Sữa Lò Rèn Hoàng Kim Trên Đất Vĩnh Kim

Lâu nay, nhắc đến vú sữa Lò Rèn, người ta nghĩ ngay đến địa danh Vĩnh Kim (xã thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang). Vậy mà, đi sâu tìm hiểu xuất xứ loại cây này, tuy có nhiều giai thoại nhưng giai thoại nào cũng cho biết vú sữa Lò Rèn không xuất phát từ Vĩnh Kim!

09/02/2013
Nuôi Rắn Mối Làm Giàu Nuôi Rắn Mối Làm Giàu

Những ngày cuối năm, trang trại rắn mối của chị Đinh Thị Kiều Hoa (thôn 3, xã Diên Phú, huyện Diên Khánh, Khánh Hòa) càng ăn nên làm ra, mỗi ngày thu về hàng chục triệu đồng. Có được kết quả này là nhờ con trai chị, một kỹ sư công nghệ thông tin đã mạnh dạn làm thêm nghề “tay trái”: nuôi rắn mối.

15/02/2013
Nghề Nuôi Rắn Ở Lào Cai Nghề Nuôi Rắn Ở Lào Cai

Với nhiều người, chỉ cần nghe đến rắn đã rợn tóc gáy, vậy mà nghề “đùa với tử thần” lại trở thành “cây cầu” giúp không ít người gây dựng được cơ nghiệp.

15/02/2013
Đầu Năm Con Tôm Gặp Khó Đầu Năm Con Tôm Gặp Khó

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), giá tôm nguyên liệu ở các tỉnh ĐBSCL đang tăng cao. Từ đầu tháng đến nay, các thương lái đang thu mua tôm sú loại 20 con/kg với giá 250.000- 260.000 đồng/kg; loại 30 con/kg từ 160.000 - 170.000 đồng/kg; tăng bình quân 10.000- 30.000 đồng/kg so với tháng trước và là mức giá cao nhất trong khoảng một năm nay.

17/02/2013