Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bayer góp phần thúc đẩy hợp tác trong chuỗi giá trị lúa gạoBayer góp phần thúc đẩy hợp tác trong chuỗi giá trị lúa gạo

Bayer góp phần thúc đẩy hợp tác trong chuỗi giá trị lúa gạoBayer góp phần thúc đẩy hợp tác trong chuỗi giá trị lúa gạo
Ngày đăng: 19/10/2015

Diễn đàn được tổ chức bởi Bayer CropScience với sự hợp tác của Viện Nghiên cứu lúa gạo quốc tế (IRRI) và Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn.

 

Cắt băng khai mạc diễn đàn

Nội dung chủ đạo của chương trình là thảo luận về mối quan hệ hợp tác giữa khối nhà nước và tư nhân trong chuỗi giá trị lúa gạo để thấy sự cần thiết của việc khuyến khích ứng dụng khoa học công nghệ vào canh tác.

Năm nay đặt trọng tâm vào khu vực Đông Nam Á - nơi cây lúa được xem là cây trồng chủ đạo của đa số hộ nông dân nhỏ lẻ - hội nghị bao gồm các bài phát biểu quan trọng và các cuộc thảo luận nhóm xoay quanh một số chủ đề liên quan như sự cần thiết phải nâng cao năng lực cũng như hiệu quả trong sản xuất lúa bền vững hay việc áp dụng, tiếp cận với công nghệ và cải tiến trong canh tác lúa hoặc hợp tác trong chuỗi giá trị lúa gạo và quan hệ đối tác giữa khối công - tư nhân.

Hiện nay, các nước Đông Nam Á đóng góp 25% vào sản lượng gạo toàn cầu và chiếm 22% trong sản lượng tiêu thụ.

Thái Lan và Việt Nam là hai quốc gia xuất khẩu gạo chính của khu vực, chiếm gần 50% sản lượng gạo xuất khẩu toàn cầu.

Mặt khác, Indonesia và Philippines đang nỗ lực để tự cung ứng đủ gạo và cũng thuộc danh sách những nhà nhập khẩu gạo hàng đầu trong khu vực.

Với những thách thức ngày càng tăng mà ngành nông nghiệp nói chung và trồng lúa nói riêng đang phải đối mặt, bao gồm đất canh tác bị hạn chế, tác động của biến đổi khí hậu, tình trạng thiếu hụt lao động và các nguồn lực hạn chế, sự tăng trưởng này cần phải được thực hiện một cách bền vững thông qua việc áp dụng các giải pháp và công nghệ cải tiến trong canh tác.

Tiến sĩ Sascha Israel - Giám đốc Bayer CropScience khu vực châu Á - Thái Bình Dương - đề cập:

“Ngành nông nghiệp hiện phải đối mặt với rất nhiều thách thức như đất cach tác bị hạn chế và thiếu hụt tài nguyên, sự thiếu hụt hoặc tăng chi phí lao động, biến động thị trường ngày càng tăng, giới hạn tín dụng cho các hộ nông dân nhỏ lẻ, các vấn đề về kháng bệnh và nhiệm vụ hiện được đặt ra là cần tăng tính bền vững”.

Ông cũng nói rõ thêm: “Điều này có nghĩa là chúng ta cần biết cách canh tác tốt hơn và thu hoạch nhiều hơn từ đồng ruộng hiện có.

Tại Bayer CropScience, chúng tôi đã có những bước dẫn đầu trong việc thúc đẩy quan hệ đối tác giữa khối công - tư nhân trong chuỗi giá trị lúa gạo và đã bắt đầu thấy các kết quả tích cực từ các dự án đang thực hiện.

Chúng tôi tin tưởng sẽ tiếp tục đóng góp cho sự phát triển của ngành trồng lúa tại Đông Nam Á thông qua việc tiếp nối và củng cố các mối quan hệ đối tác này, đặt trọng tâm tăng cường hỗ trợ ứng dụng công nghệ canh tác cho các hộ nông dân nhỏ lẻ”.

Tiến sĩ Sascha Israel - Giám đốc Bayer CropScience khu vực châu Á Thái Bình Dương - phát biểu khai mạc và trình bày chủ đề "Xây dựng tương lai ngành lúa gạo – Ngay bây giờ"

Các diễn giả trao đổi tại Tọa đàm "Làm cách nào đảm bảo hộ nông dân nhỏ lẻ được tiếp cận ứng dụng công nghệ?"

Tiến sĩ Bruce Tolentino - Phó giám đốc Sở Truyền thông và Quan hệ hợp tác tại IRRI - cho biết: “Đối mặt với những thách thức an ninh lương thực trên toàn cầu, IRRI hỗ trợ các hệ thống quốc gia trong các nước sản xuất lúa gạo, trong đó Việt Nam và Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn là những đối tác quan trọng của khu vực.

Đồng thời, chúng tôi cũng phối hợp với các tổ chức nghiên cứu và tổ chức phi lợi nhuận, các công ty tư nhân, trong đó có Bayer, để cải thiện năng suất canh tác lúa bằng cách mở rộng việc sử dụng đa dạng các nguồn gene nhằm cải thiện mùa vụ, quản lý côn trùng và dịch bệnh trên lúa, sản xuất lúa bền vững hơn, tạo ra nhiều lợi nhuận, cùng với việc bồi dưỡng năng lực cho các nhà khoa học trẻ làm việc trong lĩnh vực lúa gạo”.

Một ví dụ điển hình, Bayer CropScience hợp tác lâu dài với IRRI để mở rộng cơ sở dữ liệu về cây lúa, thúc đẩy lai tạo các loại giống lúa mới cho năng suất cao, đồng thời giúp nông dân và các cộng đồng hoạt động trong lĩnh vực lúa gạo có điều kiện tiếp cận với nhiều lợi ích của lúa lai.

Được biết, mới đây, Dự án Chuỗi giá trị lúa gạo tại Việt Nam của Bayer CropScience đã được mở rộng với những kết quả tích cực: Nông dân tham gia dự án đạt kết quả lợi nhuận tăng đến 40% nhờ tăng năng suất và giảm chi phí đầu vào.

Nối tiếp kết quả tích cực, dự án sẽ tiếp tục mở rộng với quy mô 10.000 ha trong 2 năm kế tiếp.

Bên cạnh đó, dự án sẽ bổ sung thêm 5 khu vực trồng lúa trọng điểm.

Với Dự án Chuỗi giá trị lúa gạo tại Việt Nam, Bayer kết nối các đối tác từ các cơ quan chính phủ cũng như chuỗi giá trị lúa gạo, nhằm mang đến cho nông dân trong khu vực một mô hình trồng lúa tiên tiến và bền vững, bao gồm chương trình Bayer Much More Rice, chương trình huấn luyện cùng các dịch vụ tư vấn trực tiếp trên đồng ruộng.

Thông qua việc cung cấp cho người nông dân gói hỗ trợ đầy đủ, Bayer mong muốn trang bị kiến thức cho những nông dân tham dự, giúp gia tăng năng suất và chất lượng lúa thu hoạch, qua đó nâng cao khả năng cạnh tranh của Việt Nam với vai trò là quốc gia xuất khẩu lúa gạo chính.


Có thể bạn quan tâm

Làm Giàu Nhờ Nuôi Trĩ Đỏ Làm Giàu Nhờ Nuôi Trĩ Đỏ

Một con chim trĩ có giá từ 100.000 - 1 triệu đồng. Chim trĩ đang đẻ trứng thì giá khoảng 1,5 triệu đồng. Giá thịt chim trĩ từ 250.000 - 300.000 đồng/kg; trứng 45.000 - 50.000 đồng/quả.

09/06/2014
Sản Xuất Giống Theo Hướng Ứng Dụng Nông Nghiệp Công Nghệ Cao Sản Xuất Giống Theo Hướng Ứng Dụng Nông Nghiệp Công Nghệ Cao

Hơn 5 tháng qua, Trung tâm Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NN ƯDCNC) đã tập trung sản xuất cung ứng giống, nghiên cứu khoa học và đẩy mạnh hoạt động chuyên ngành bước đầu đạt được kết quả nhất định. Đặc biệt là thực hiện đề án tái cơ cấu ngành trên lĩnh vực giống cây trồng, vật nuôi. Từ sản xuất cung ứng giống Tuy diện tích lúa của tỉnh Bến Tre không lớn, giá trị gia tăng từ cây lúa không cao nhưng tác động vào cây lúa là góp phần quan trọng vào cải thiện thu nhập cho người trồng lúa vốn chiếm một tỷ lệ khá cao trong nông hộ của tỉnh. Ở vụ Đông - Xuân 2014, Trung tâm đã xây dựng được một bộ giống chủ lực, bộ giống triển vọng cho tỉnh. Từ sự hỗ trợ kinh phí của Dự án DBRP, năm vừa qua, Trung tâm đã lọc dòng thuần, phục tráng thành công lúa OC 10, nhanh chóng sản xuất giống cung cấp cho nông dân trong, ngoài tỉnh. Đây là giống lúa được doanh nghiệp bao tiêu trong các cánh đồng mẫu lớn ở Bến Tre. Bên cạnh giống cho cánh đồng mẫu lớn, Trung tâm còn cung ứng các giống chất lượng cao phục vụ các vùng sản xu

09/06/2014
Hà Tĩnh Hồi Sinh Vùng Đất Cát Bạc Màu Hà Tĩnh Hồi Sinh Vùng Đất Cát Bạc Màu

Hà Tĩnh địa phương được ví như "Chảo lửa, túi mưa", vùng sa mạc trắng bạc của xã Thạch Văn - huyện Thạch Hà, nhiều năm nay gần như bỏ hoang, không cây gì sống được nhưng sau hơn 1 năm triển khai dự án "Xây dựng mô hình rau củ quả trên đất cát hoang hóa bạc màu ven biển", giờ đây đã khẳng định mở hướng làm ăn mới cho người dân nghèo ven biển ở Hà Tĩnh.

09/06/2014
Với Nhiều Mô Hình Sản Xuất Hiệu Quả Với Nhiều Mô Hình Sản Xuất Hiệu Quả

Việc chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất kết hợp cơ giới hóa nông nghiệp, nông thôn ở huyện An Phú (An Giang) đã đạt nhiều kết quả phấn khởi, xuất hiện ngày càng nhiều mô hình sản xuất và chăn nuôi mang lại giá trị kinh tế cao.

09/06/2014
Giá Khoai Lang Tím Nhật Giảm Mạnh, Còn 350.000 Đ/tạ Giá Khoai Lang Tím Nhật Giảm Mạnh, Còn 350.000 Đ/tạ

Tuy nhiên, gần 1 tháng nay giá khoai giảm mạnh chỉ còn 350.000 đ/tạ (giảm khoảng 250.000 đ/tạ). Với giá bán này, nông dân trồng khoai không có lãi, thậm chí bị lỗ. Có nhiều nguyên nhân khiến giá khoai giảm như: tình hình vận chuyển gặp khó, thương lái Trung Quốc thu mua giảm một nửa so với trước.

09/06/2014