Nhật rót hơn 3 triệu USD trồng lúa chất lượng cao tại Việt Nam
Theo Nikkei Asian Review, tập đoàn Kitoku Shinryo chuyên kinh doanh lúa gạo của Nhật Bản sẽ sản xuất nhiều giống lúa Nhật tại Việt Nam, bắt đầu từ năm 2016, nhằm đón đầu nhu cầu ngày một gia tăng về gạo ngon.
Dự kiến, Kitoku Shinryo sẽ mua lại 80% cổ phần trong một công ty chuyên kinh doanh lúa gạo có trụ sở tại Hà Nội và thành lập 1 công ty mới vào đầu năm tới.
Theo đó, tập đoàn này sẽ đưa vào thị trường Việt Nam các thiết bị đánh bóng và làm khô gạo của Nhật.
Kitoku Shinryo dự tính sẽ đầu tư khoảng 400 triệu yên (tương đương 3,36 triệu USD) vào dự án này.
Trong khi đó, công ty con tại Việt Nam sẽ tìm kiếm các cánh đồng tại miền Bắc thích hợp để trồng giống lúa chất lượng cao.
Sau đó sẽ tiến hành trồng các giống lúa của Nhật Bản là Koshihikari và Akitakomachi.
Về đầu ra, Kitoku Shinryo sẽ bán gạo cho các chuỗi nhà hàng Nhật tại Việt Nam, đồng thời xuất khẩu sang các nhà hàng Nhật khác ở Singapore và Hồng Kông.
Tập đoàn này cũng sẽ bán gạo cho các cửa hàng tiện lợi vì loại hình bán lẻ này được kỳ vọng sẽ gia tăng nhanh chóng khi các thỏa thuận TPP có hiệu lực.
Được biết, trước đó tập đoàn Kitoku Shinryo đã thành lập 1 công ty liên doanh ở miền Nam chuyên sản xuất giống lúa Japonica của Nhật và xuất khẩu sang các nước châu Đông Nam Á khác.
Dự kiến doanh thu năm nay của công ty này đạt khoảng 10.000 tấn.
Có thể bạn quan tâm
Mặc dù đã áp dụng những giải pháp từ giới khoa học và các quy trình xử lý ao hồ theo khuyến cáo của ngành nông nghiệp, sau đợt đại dịch tôm sú, hơn 1.100 hộ nuôi tôm tại Trà Vinh vẫn bị thiệt hại do tôm nuôi vụ hai tiếp tục chết trên diện rộng, với tổng diện tích thiệt hại đã trên 1.000 ha.
Sau mùa vụ nuôi tôm kéo dài hơn 6 tháng, nông dân huyện Thới Bình (Cà Mau) đang bắt tay vào làm vụ lúa cấy trên đất nuôi tôm. Khắp nơi bà con đang nhanh tiến độ gieo mạ, làm đất để dồn sức cho mùa vụ mới.
Cồn Cống là cù lao nhỏ nằm kẹp giữa hai vàm Cửa Tiểu và Cửa Đại trên sông Tiền, thuộc huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang. Với một mặt hướng thẳng ra Biển Đông, Cồn Cống không khác gì chốt tiền tiêu thiên nhiên, ngày đêm canh giữ vùng biển hạ lưu sông Tiền.
Làm thế nào để tiêu thụ hết sản lượng thanh long sản xuất ra với giá cả hợp lý, tăng thu nhập cho nông dân…? Đó là mục tiêu để mô hình liên kết doanh nghiệp - hợp tác xã - nông dân tiêu thụ thanh long và cung ứng vật tư nông nghiệp được hình thành.
Nhiều đề tài, dự án trồng nấm bước đầu có hiệu quả như “Xây dựng mô hình SX nấm dược liệu, nấm thực phẩm cao cấp” của Cty nấm Thuận Thái, “Xây dựng nhân rộng mô hình trồng nấm ăn, nấm dược liệu” của Trường CĐ Công nghệ & kinh tế Bảo Lộc, “Xây dựng mô hình trồng một số loại nấm ăn có giá trị dinh dưỡng cao” của Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm NLN Lâm Đồng...