Cần Thơ mở rộng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp sạch

UBND thành phố Cần Thơ cho biết, hiện thành phố đã xây dựng dự án hình thành mô hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp sạch, an toàn, được giao cho Sở Công thương và Sở nông nghiệp phát triển nông thôn.
Theo đó, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm sạch, an toàn; Sở Công thương chịu trách nhiệm về việc phân phối và tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp.
Ông Phạm Việt Bắc, Phó Giám đốc Sở Công thương TP. Cần Thơ, cho hay việc hình thành và triển khai các sản phẩm nông nghiệp sạch, an toàn phục vụ người dân là vấn đề đặc biệt quan trọng.
Với mạng lưới trên 100 chợ và hàng trăm cửa hàng bình ổn giá cùng 14 siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn thành phố thì việc đưa các sản phẩm nông nghiệp sạch, an toàn để tiêu thụ trên thị trường là điều hết sức thuận lợi.Cần Thơ cải tiến kỹ thuật để trồng rau sạch, an toàn.
Hiện nay mô hình chợ thí điểm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại chợ An Thới, quận Bình Thủy đã cho kết quả khả quan, được người dân đánh giá cao.
Chính vì vậy, từ mô hình chợ thí điểm thành công, việc xây dựng mô hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp sạch, an toàn sẽ được triển khai trên diện rộng, dưới nhiều hình thức khác nhau như: bán đan xen giữa các sản phẩm sạch, an toàn với các sản phẩm bình thường; đưa các sản phẩm sạch đến bán tại các điểm bình ổn giá…
Mục tiêu là cuối năm tất cả các chợ, các điểm bình ổn giá trên địa bàn thành phố Cần Thơ đều có ít nhất một gian hàng có sản phẩm sạch, an toàn phục vụ người dân.
Ông Phạm Việt Bắc, Phó Giám đốc Sở Công thương TP.Cần Thơ cho biết, Sở Công thương sẽ làm việc trực tiếp với Sở Nông nghiệp phát triển nông thôn để xem nguồn hàng như thế nào.
“Chúng tôi sẽ họp với các siêu thị và các chợ đầu mối để ngoài Chợ An Thới thì quận Ninh Kiều hoặc quận Cái Răng và những chợ chính ít nhất phải một gian hàng bán thực phẩm và bán rau củ quả chứng nhận là sạch.
Tham vọng của chúng tôi là từ đây đến cuối năm ở các quận huyện vùng sâu trên địa bàn thành phố sẽ đều tổ chức được gian hàng được chứng nhận là sạch,” ông Bắc nói.
Related news

Năm 2015, huyện Ngọc Lặc đặt ra mục tiêu trồng mới 800 ha rừng, hơn 20.000 cây phân tán. Để công tác trồng rừng diễn ra thuận lợi, đúng kế hoạch, thời gian qua, cùng với việc chỉ đạo các đơn vị, địa phương chuẩn bị nguồn giống bảo đảm chất lượng, huyện đã phổ biến, tuyên truyền, vận động người dân thực hiện trồng cây phân tán.

Vụ chiêm-xuân 2013-2014 xâm nhập mặn vào sâu trong đất liền, đặc biệt là ở 2 huyện Nga Sơn, Hậu Lộc luôn duy trì ở mức 0.10-5 phần nghìn khiến các trạm bơm vùng triều gặp khó khăn do nguồn nước bị xâm nhập mặn nặng, thời gian bơm bị giảm đến mức báo động, một số cống lấy nước vùng triều phải đóng cửa.

Năm 2014, Công ty CP Nông sản Phú Gia, khu D - Khu Công nghiệp Lễ Môn (TP Thanh Hóa) đã sản xuất được 55.000 tấn thức ăn chăn nuôi, tăng 10% so với năm 2013, doanh thu đạt 380 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước 2,2 tỷ đồng, bảo đảm việc làm cho người lao động với mức thu nhập bình quân 4,5 triệu đồng/người/tháng...

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, năm 2014, kim ngạch XK tôm sang thị trường Hàn Quốc đạt 318 triệu USD, tăng hơn 41% so với năm 2013. Việt Nam đã vượt qua Trung Quốc trở thành nước cung cấp tôm lớn nhất cho thị trường này trong năm vừa qua với thị phần lên đến hơn 40%.

Trước thực trạng trên, huyện Nga Sơn đã xây dựng Đề án “Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi khắc phục tình trạng sử dụng đất kém hiệu quả, đẩy mạnh phát triển kinh tế 6 xã ven biển, giai đoạn 2013-2015, định hướng đến năm 2020”. Thời gian thực hiện chưa nhiều, song hiệu quả của đề án bước đầu đã được khẳng định.