Tiếp Sức Cho Ngư Dân Trong Vụ Cá Nam
Bước vào vụ cá nam năm nay (từ tháng 4 - 10/2014), cùng với chính sách hỗ trợ của Nhà nước, ngư dân trên địa bàn tỉnh đã chú trọng đầu tư phương tiện vươn khơi đánh bắt, hứa hẹn đem lại vụ mùa bội thu.
Thời tiết đang thuận lợi nên ngư dân trên địa bàn tỉnh đồng loạt vươn khơi. Để tiếp sức cho ngư dân trong vụ cá nam năm nay, thực hiện Quyết định 48/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách khuyến khích, hỗ trợ khai thác, nuôi trồng hải sản và dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa, đến quý IV.2013, ngành thủy sản đã tham mưu UBND tỉnh phê duyệt nhiều mức hỗ trợ. Cụ thể, đã có 105 hồ sơ được phê duyệt. Theo đó, vào đầu vụ cá nam này, sẽ có hơn 7 tỷ đồng được giải ngân hỗ trợ ngư dân.
Ông Nguyễn Văn Giỏi - Chi cục trưởng Chi cục Khai thác & bảo vệ nguồn lợi hải sản Quảng Nam cho biết: “Trước đây, mức hỗ trợ nhiên liệu đi và về của ngư dân chỉ giới hạn ở mức tối đa là 60 triệu đồng/chuyến biển đối với tàu từ 400CV trở lên (ngư dân chỉ được hỗ trợ tối đa là 4 chuyến biển/năm).
Từ vụ cá nam này, số tiền giải ngân sẽ lớn hơn rất nhiều khi ngư dân được hỗ trợ 75 triệu đồng/chuyến biển đối với tàu từ 400CV - 700CV. Còn tàu có công suất hơn 700CV sẽ được hỗ trợ 100 triệu đồng/chuyến biển. Đây sẽ là động lực lớn để ngư dân vươn khơi, sản xuất tại các vùng biển xa là Hoàng Sa và Trường Sa”.
Ông Ngô Tấn - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT kiêm Chủ tịch Hội Nghề cá Quảng Nam cho biết thêm, thời gian qua, việc thực hiện Quyết định 13/2012/QĐ-UBND của UBND tỉnh về sửa đổi với mức hỗ trợ 10% lãi suất vốn vay đã giúp cho ngư dân có thêm điều kiện để đóng mới và cải hoán nâng công suất tàu cá. Bởi vậy, đội tàu được phê duyệt hoạt động trên các vùng biển xa của ngư dân Quảng Nam không ngừng tăng lên.
Hiện tại, lãi suất vốn vay từ các ngân hàng đã giảm nên ngành thủy sản đang tham mưu UBND tỉnh hỗ trợ tối đa lãi suất vốn vay để ngư dân đầu tư đóng mới hoặc cải hoán nâng cấp tàu cá.
Hiện ngành thủy sản Quảng Nam đang khẩn trương tham mưu UBND tỉnh thực hiện tổ chức lại sản xuất trong khai thác hải sản cho phù hợp với từng nhóm nghề, từng ngư trường nhằm nâng cao hiệu quả và thu nhập của ngư dân. Đó là tiền đề để phát triển ngành công nghiệp khai thác hải sản hiệu quả, bền vững.
“Mục tiêu của Quảng Nam là rất rõ ràng. Trước hết là sắp xếp lại các loại tàu cá khai thác hải sản vùng biển ven bờ và vùng lộng theo quy hoạch. Tiếp đến là xây dựng, phát triển các mô hình liên kết, liên doanh để gắn kết các khâu trong quá trình sản xuất, từ khai thác đến bảo quản, chế biến cũng như tiêu thụ sản phẩm.
Địa phương cũng đang chú trọng việc tổ chức đồng quản lý nghề cá vùng biển ven bờ” - ông Tấn nói.Bước vào vụ cá nam năm nay (từ tháng 4 - 10/2014), cùng với chính sách hỗ trợ của Nhà nước, ngư dân trên địa bàn tỉnh đã chú trọng đầu tư phương tiện vươn khơi đánh bắt, hứa hẹn đem lại vụ mùa bội thu.
Thời tiết đang thuận lợi nên ngư dân trên địa bàn tỉnh đồng loạt vươn khơi. Để tiếp sức cho ngư dân trong vụ cá nam năm nay, thực hiện Quyết định 48/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách khuyến khích, hỗ trợ khai thác, nuôi trồng hải sản và dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa, đến quý IV.2013, ngành thủy sản đã tham mưu UBND tỉnh phê duyệt nhiều mức hỗ trợ. Cụ thể, đã có 105 hồ sơ được phê duyệt. Theo đó, vào đầu vụ cá nam này, sẽ có hơn 7 tỷ đồng được giải ngân hỗ trợ ngư dân.
Ông Nguyễn Văn Giỏi - Chi cục trưởng Chi cục Khai thác & bảo vệ nguồn lợi hải sản Quảng Nam cho biết: “Trước đây, mức hỗ trợ nhiên liệu đi và về của ngư dân chỉ giới hạn ở mức tối đa là 60 triệu đồng/chuyến biển đối với tàu từ 400CV trở lên (ngư dân chỉ được hỗ trợ tối đa là 4 chuyến biển/năm).
Từ vụ cá nam này, số tiền giải ngân sẽ lớn hơn rất nhiều khi ngư dân được hỗ trợ 75 triệu đồng/chuyến biển đối với tàu từ 400CV - 700CV. Còn tàu có công suất hơn 700CV sẽ được hỗ trợ 100 triệu đồng/chuyến biển. Đây sẽ là động lực lớn để ngư dân vươn khơi, sản xuất tại các vùng biển xa là Hoàng Sa và Trường Sa”.
Ông Ngô Tấn - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT kiêm Chủ tịch Hội Nghề cá Quảng Nam cho biết thêm, thời gian qua, việc thực hiện Quyết định 13/2012/QĐ-UBND của UBND tỉnh về sửa đổi với mức hỗ trợ 10% lãi suất vốn vay đã giúp cho ngư dân có thêm điều kiện để đóng mới và cải hoán nâng công suất tàu cá.
Bởi vậy, đội tàu được phê duyệt hoạt động trên các vùng biển xa của ngư dân Quảng Nam không ngừng tăng lên. Hiện tại, lãi suất vốn vay từ các ngân hàng đã giảm nên ngành thủy sản đang tham mưu UBND tỉnh hỗ trợ tối đa lãi suất vốn vay để ngư dân đầu tư đóng mới hoặc cải hoán nâng cấp tàu cá.
Hiện ngành thủy sản Quảng Nam đang khẩn trương tham mưu UBND tỉnh thực hiện tổ chức lại sản xuất trong khai thác hải sản cho phù hợp với từng nhóm nghề, từng ngư trường nhằm nâng cao hiệu quả và thu nhập của ngư dân. Đó là tiền đề để phát triển ngành công nghiệp khai thác hải sản hiệu quả, bền vững.
“Mục tiêu của Quảng Nam là rất rõ ràng. Trước hết là sắp xếp lại các loại tàu cá khai thác hải sản vùng biển ven bờ và vùng lộng theo quy hoạch. Tiếp đến là xây dựng, phát triển các mô hình liên kết, liên doanh để gắn kết các khâu trong quá trình sản xuất, từ khai thác đến bảo quản, chế biến cũng như tiêu thụ sản phẩm. Địa phương cũng đang chú trọng việc tổ chức đồng quản lý nghề cá vùng biển ven bờ” - ông Tấn nói.
Có thể bạn quan tâm
Với diện tích 1,2ha trang trại mà chủ yếu là chăn nuôi lợn rừng, mỗi năm gia đình anh Trần Văn Hoan (khu dân cư Mật Sơn, phường Chí Minh, huyện Chí Linh, Hải Dương) thu 550 - 600 triệu đồng.
Nhờ linh hoạt trong phát triển kinh tế, chịu khó học hỏi và dám nghĩ, dám làm, anh Nguyễn Thái Ngọc (ở ấp Hậu Hoa, xã Hậu Thành, Cái Bè) đã thoát nghèo và bắt đầu làm giàu từ mô hình nuôi thỏ, gà, chim bồ câu và cá tai tượng.
Thời gian qua, trên cây lúa ở các tỉnh miền Trung- Tây Nguyên thường xuất hiện một số dịch bệnh rầy nâu, vàng lùn, lùn xoắn lá, bọ trĩ, đục thân, đạo ôn...
Trong khi nhiều hộ chăn nuôi trên địa bàn cả nước đang gặp khó khăn thì người dân ở thị trấn Mộc Châu, huyện Mộc Châu (tỉnh Sơn La) lại đang làm giàu từ nghề nuôi bò sữa.
Để lai tạo và cải thiện chất lượng đàn bò thịt, những năm qua nước ta đã tiến hành thụ tinh nhân tạo (TTNT) cho bò. Tuy nhiên, nguồn cung trong nước còn hạn chế, nước ta ngày càng phụ thuộc vào nguồn tinh nhập khẩu.