Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cần Thay Đổi Tập Quán Cho Trâu Bò Ăn

Cần Thay Đổi Tập Quán Cho Trâu Bò Ăn
Ngày đăng: 15/05/2012

Các kết quả nghiên cứu của ngành chăn nuôi cho thấy: khác với những loài ăn thịt, ăn tạp dạ dày trâu bò có 4 ngăn (dạ cỏ, tổ ong, lá sách, múi khế) để phù hợp với sự tiêu hóa thức ăn có nhiều chất thô xơ như cỏ, rơm, xác thực vật…

Trong dạ cỏ của trâu, bò có hệ thống vi sinh vật cộng sinh rất phát triển, sinh sản nhanh, chúng gồm nhóm động vật nguyên sinh (Protozoa), vi khuẩn (Bacteria), nấm. Vai trò của các vi sinh vật này là tham gia tích cực vào quá trình lên men, phân giải xenlulô, phóng thích các thành phần dinh dưỡng bên trong như tinh bột, đường, các protid, các acid amin...

Ngoài ra, sự có mặt của hệ thống vi sinh vật còn giúp trâu bò sử dụng được nguồn nitơ phi protein như carbamic, muối amon tạo thành protein của chính bản thân vi sinh vật, xác vi sinh vật lại là nguồn cung cấp chất đạm cho trâu bò ở phần sau đường tiêu hóa.

Tập quán cho trâu bò ăn của bà con nông dân ta từ trước tới nay thường là cho ăn từng loại thức ăn riêng lẻ như cho ăn cỏ riêng, cám riêng, hèm bia riêng… Điều này làm cho môi trường dạ cỏ thay đổi theo lượng thức ăn vào ảnh hưởng đến hoạt động hệ sinh vật.

Người ta ví dạ cỏ trâu bò như một thùng lên men khổng lồ có duy trì được sự ổn định các điều kiện lên men thì sản phẩm tạo ra mới ổn định về chất lượng. Nếu mỗi lần nạp nguyên liệu gây xáo trộn môi trường, dạ cỏ sẽ ảnh hưởng ngay đến kết quả tiêu hóa.

Do vậy cần có sự thay đổi trong tập quán chăn nuôi trâu bò, là cần trộn đều các loại thức ăn tinh và thô (đã được cân đối dinh dưỡng) trước khi cho trâu bò ăn. Với các cỏ tươi, cỏ khô, rơm nên được băm nhỏ, làm dập rồi trộn đều với các loại thức ăn tinh như cám, bột ngô, bột khoai, hèm bia, rỉ mật…và cho ăn theo khẩu phần, hỗn hợp thức ăn giống nhau ở các bữa ăn thì môi trường dạ cỏ sẽ luôn ổn định, hệ vi sinh vật sẽ hoạt động hiệu quả dẫn đến quá trình tiêu hóa của trâu bò sẽ thuận lợi.

Với sự hướng dẫn kỹ thuật của các cán bộ ngành chăn nuôi, ông Nguyễn Văn Phi (Củ Chi-TP. Hồ Chí Minh) đã áp dụng phương pháp trộn đều các loại thực liệu trước khi cho ăn với khẩu phần phù hợp giai đoạn cho sữa trong chăn nuôi bò sữa đã cải thiện đáng kể năng suất, chất lượng sữa và hiệu quả kinh tế bà con nên tham khảo, áp dụng. 

Có thể bạn quan tâm

Thu nhập cao từ trồng năn bộp kết hợp nuôi cá tự nhiên Thu nhập cao từ trồng năn bộp kết hợp nuôi cá tự nhiên

Trong những năm gần đây, nhiều nông dân ở xã Tân Long, thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng đã vượt qua khó khăn và vươn lên thoát nghèo nhờ vào mô hình trồng năn bộp kết hợp với nuôi cá tự nhiên.

09/10/2015
Đậu tương cây vụ Đông chủ lực của Phúc Thọ Đậu tương cây vụ Đông chủ lực của Phúc Thọ

Vụ Đông năm nay, huyện Phúc Thọ (Hà Nội) có kế hoạch gieo trồng 3.100ha, trong đó chủ lực là cây đậu tương với 1.600ha.

09/10/2015
Mở rộng diện tích sản xuất lúa chất lượng cao Mở rộng diện tích sản xuất lúa chất lượng cao

Những năm gần đây, để duy trì diện tích đất lúa theo chủ trương của thành phố, tại hầu hết các huyện, ngành Nông nghiệp Hà Nội đã xây dựng và mở rộng nhiều mô hình sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao.

09/10/2015
Lợi ích khi sử dụng phân bón hữu cơ trong canh tác rau màu Lợi ích khi sử dụng phân bón hữu cơ trong canh tác rau màu

Không thể phủ nhận hoàn toàn vai trò và sự cần thiết của phân bón vô cơ trong sản xuất nông nghiệp, nhưng theo thời gian những mặt tiêu cực của loại phân này đối với môi trường và sức khỏe con người ngày càng bộc lộ rõ.

09/10/2015
Trồng cây nưa lợi nhuận 80 - 100 triệu đồng/ha Trồng cây nưa lợi nhuận 80 - 100 triệu đồng/ha

Nưa là một loài cây thân thảo, cho củ, được trồng ở những vùng có nhiều giồng cát. Bà con nông dân trồng nưa lấy củ chế biến thành bột để làm các loại bánh, làm miến và sử dụng trong công nghiệp làm hồ vải.

09/10/2015