Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cần Sự Hợp Tác Giữa Sản Xuất Và Phân Phối

Cần Sự Hợp Tác Giữa Sản Xuất Và Phân Phối
Ngày đăng: 24/01/2015

Canh tác nông sản theo quy trình VietGAP góp phần quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, sức khỏe cho người sản xuất và người tiêu dùng. Thế nhưng, sản phẩm VietGAP trên địa bàn tỉnh vẫn đang bị “lẫn lộn” với những sản phẩm thông thường khiến người nông dân canh tác theo quy trình VietGAP gặp khó khăn.

Sản xuất theo quy trình sạch

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp-Phát triển nông thôn (NN-PTNT), những năm qua, Bà Rịa – Vũng Tàu đã nỗ lực xây dựng, phát triển các loại nông sản chủ lực sản xuất theo quy trình sạch - tiêu chuẩn VietGAP. Nhiều mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP mang lại kết quả khả quan trên một số loại cây ăn trái như: nhãn xuồng cơm vàng, mãng cầu ta, bưởi da xanh, thanh long ruột đỏ... Với hướng canh tác này, nông sản của người nông dân tăng thêm giá trị và xâm nhập vào được các đầu mối tiêu thụ lớn.
Dự án “Xây dựng mô hình trồng cây thanh long ruột đỏ tại xã Bông Trang huyện Xuyên Mộc” từ cuối năm 2009 là một minh chứng. Với 5 hộ dân tham gia và kinh phí hỗ trợ hơn 500 triệu đồng, sau hơn 3 năm triển khai, cây thanh long ruột đỏ phát triển tốt và cho thu nhập vụ đầu tiên 500 triệu đồng/2ha.
Các vụ tiếp theo tiếp tục tăng lên, đạt từ 700-800 triệu đồng. Mô hình trồng mãng cầu ta theo tiêu chuẩn VietGAP cũng được ngành nông nghiệp đầu tư 800 triệu đồng với diện tích 6ha tại các huyện: Tân Thành, Xuyên Mộc và Đất Đỏ. Hiện tại, HTX dịch vụ nông nghiệp Nhân Tâm đang đưa mãng cầu ta canh tác theo tiêu chuẩn VietGAP xâm nhập vào hệ thống siêu thị và mở rộng diện tích canh tác.
“Tại xã Sông Xoài, huyện Tân Thành mô hình canh tác bưởi da xanh theo hướng VietGAP ban đầu chỉ một số ít hộ áp dụng, nhưng thấy hiệu quả cao, đến nay đã có 50 hộ tham gia” - ông Phạm Hồng Vỹ, Chủ tịch Hội Nông dân xã cho biết. Theo nhận định của những hộ canh tác theo quy trình VietGAP, hiệu quả trước mắt đã thấy rõ là ít tốn kém phân bón, thuốc trừ sâu và khi cây trồng bị bệnh dùng thuốc sinh học thay thế thuốc hóa học nên bạn hàng rất ưa chuộng...
Nhưng tiêu thụ chưa mạnh
Theo Sở NN-PTNT, canh tác theo tiêu chuẩn VietGAP là xu hướng tất yếu của ngành nông nghiệp. Nhưng HTX dịch vụ nông nghiệp Nhân Tâm, huyện Xuyên Mộc với sản phẩm nhãn xuồng cơm vàng đã được chứng nhận VietGap từ năm 2013 đang gặp khó khi cạnh tranh với các sản phẩm cùng chủng loại được sản xuất theo phương thức truyền thống.
Là đơn vị duy nhất trên thị trường “trình làng” sản phẩm nhãn xuồng cơm vàng với đầy đủ thông tin mã vạch, số điện thoại gắn liền với nhãn hiệu trên bao bì để có cơ sở truy nguyên nguồn gốc, nhưng người tiêu dùng vẫn chưa mặn mà bởi giá bán cao hơn so với nhãn sản xuất theo phương pháp truyền thống. Đây cũng là tình trạng chung của những mặt hàng như rau an toàn.
Sản xuất nông sản theo hướng sạch đã và đang được các nhà khoa học, ngành chức năng khẳng định là hướng đi tất yếu nhằm bảo vệ môi trường, bảo đảm an toàn cho ngưởi sử dụng và người sản xuất.
Theo tiến sĩ Nguyễn Đăng Nghĩa (Viện thổ nhưỡng - Nông hóa Việt Nam, Trung tâm nghiên cứu đất - phân bón và môi trường phía Nam), BR-VT là một trong những tỉnh khu vực phía Nam hình thành nhiều mô hình canh tác nông nghiệp theo tiêu chuẩn VietGAP nhưng để canh tác theo hướng VietGAP phát triển rộng cần phải có sự bắt tay giữa nông dân với các DN phân phối và cả việc tuyên truyền cho người tiêu dùng.
Hiện tại, nông dân đang gặp khó bởi sản phẩm sản xuất theo quy trình VietGAP đang bị đánh đồng với sản phẩm sản xuất theo truyền thống. Nguyên nhân là do phần lớn những sản phẩm an toàn sản xuất theo quy trình VietGAP này chưa có nhãn mác hay logo để người tiêu dùng dễ phân biệt và thường bị các đầu mối trộn lẫn với nhau.
QUANG ĐẠT
“Để nhân rộng những mô hình sản xuất nông sản theo tiêu chuẩn VietGAP, ngoài việc phát triển vùng trồng chuyên canh theo hướng sản xuất hàng hóa, ngành nông nghiệp của tỉnh đang khuyến khích thành lập các HTX, nhóm canh tác để cung cấp sản phẩm cho các đầu mối lớn.
Hiện tại, tỉnh đang hướng đến việc hỗ trợ cho cho người sản xuất, HTX và những đại lý tiêu thụ về mặt cơ chế, chính sách phù hợp để sản phẩm nông sản sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP có điều kiện phát triển, đẩy lùi các sản phẩm không an toàn cho người tiêu dùng và thân thiện với môi trường” - ông Lê Tuấn Quốc, Giám đốc Sở NN-PTNT khẳng định.


Có thể bạn quan tâm

Vẫn Là Vốn Và Dịch Bệnh Trên Tôm Vẫn Là Vốn Và Dịch Bệnh Trên Tôm

Ông Trịnh Thanh Hồng, Chủ nhiệm HTX Đại Phúc ở xã Ngọc Tố (huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng) than thở, năm nay, sau vụ thu hoạch tôm, nhiều hộ còn nợ tiền thức ăn của ông. Tính đến nay, số hộ và xã viên HTX còn nợ tiền thức ăn nuôi tôm do ông Hồng làm đại lý gần 2 tỷ đồng, gấp 2 lần so cùng kỳ 2013.

12/11/2014
Mưu Sinh Mùa Nước Nổi Mưu Sinh Mùa Nước Nổi

Những năm trước đây, cứ khoảng tháng 8 âm lịch, khi nước lũ tràn về, cánh đồng Gò Kén, xã Long Thành Trung, huyện Hoà Thành, tỉnh Tây Ninh lại nhộn nhịp người đi đánh bắt cá. Mùa nước nổi năm nay, tuy lũ về sớm nhưng lại lên xuống thất thường khiến cho bà con nông dân vốn quen làm nghề này cũng phải vất vả lắm mới kiếm được con cá.

12/11/2014
Triển Vọng Từ Mô Hình Nuôi Tôm Chân Trắng Thương Phẩm Theo Quy Trình VietGAP Triển Vọng Từ Mô Hình Nuôi Tôm Chân Trắng Thương Phẩm Theo Quy Trình VietGAP

Nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm và giảm thiểu nguy cơ về dịch bệnh đối với nghề nuôi tôm chân trắng, vừa qua Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh đã thực hiện mô hình nuôi tôm chân trắng thương phẩm theo hướng VietGAP tại Móng Cái. Bước đầu, mô hình đã cho năng suất khá cao, không xảy ra dịch bệnh, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, mở ra triển vọng mới đối với nghề nuôi tôm chân trắng.

12/11/2014
Mô Hình Nuôi Cá Chạch Lấu Mô Hình Nuôi Cá Chạch Lấu

Chạch Lấu là loài cá nước ngọt có thân mầu xanh đậm hoặc đen xám, trên thân có nhiều đốm vàng hình tròn hoặc bầu dục... Ở nước ta, loại cá này có nhiều tên gọi khác nhau: chạch lấu, chạch bông (Nam Bộ); chạch chấu, chạch làn (Trung Bộ và Bắc Bộ). Trước đây, giống cá chạch lấu chủ yếu đánh bắt ngoài thiên nhiên.

12/11/2014
Hiệu Quả Chuyển Đổi Sản Xuất Theo Mô Hình Lúa + Cá Trên Vùng Ngập Lũ Hậu Mỹ Bắc A (Tiền Giang) Hiệu Quả Chuyển Đổi Sản Xuất Theo Mô Hình Lúa + Cá Trên Vùng Ngập Lũ Hậu Mỹ Bắc A (Tiền Giang)

Thực hiện mục tiêu chuyển đổi sản xuất theo hướng "chung sống với lũ" trong giai đoạn 2011 - 2015, Tiền Giang triển khai Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng vùng sản xuất theo mô hình lúa + cá tại xã Hậu Mỹ Bắc A, huyện Cái Bè nằm đầu nguồn sông Tiền thuộc tỉnh Tiền Giang có tổng nguồn vốn khoảng 25 tỉ đồng trên qui mô 100 ha.

12/11/2014
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.