Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cần Sự Hợp Tác Giữa Sản Xuất Và Phân Phối

Cần Sự Hợp Tác Giữa Sản Xuất Và Phân Phối
Publish date: Saturday. January 24th, 2015

Canh tác nông sản theo quy trình VietGAP góp phần quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, sức khỏe cho người sản xuất và người tiêu dùng. Thế nhưng, sản phẩm VietGAP trên địa bàn tỉnh vẫn đang bị “lẫn lộn” với những sản phẩm thông thường khiến người nông dân canh tác theo quy trình VietGAP gặp khó khăn.

Sản xuất theo quy trình sạch

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp-Phát triển nông thôn (NN-PTNT), những năm qua, Bà Rịa – Vũng Tàu đã nỗ lực xây dựng, phát triển các loại nông sản chủ lực sản xuất theo quy trình sạch - tiêu chuẩn VietGAP. Nhiều mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP mang lại kết quả khả quan trên một số loại cây ăn trái như: nhãn xuồng cơm vàng, mãng cầu ta, bưởi da xanh, thanh long ruột đỏ... Với hướng canh tác này, nông sản của người nông dân tăng thêm giá trị và xâm nhập vào được các đầu mối tiêu thụ lớn.
Dự án “Xây dựng mô hình trồng cây thanh long ruột đỏ tại xã Bông Trang huyện Xuyên Mộc” từ cuối năm 2009 là một minh chứng. Với 5 hộ dân tham gia và kinh phí hỗ trợ hơn 500 triệu đồng, sau hơn 3 năm triển khai, cây thanh long ruột đỏ phát triển tốt và cho thu nhập vụ đầu tiên 500 triệu đồng/2ha.
Các vụ tiếp theo tiếp tục tăng lên, đạt từ 700-800 triệu đồng. Mô hình trồng mãng cầu ta theo tiêu chuẩn VietGAP cũng được ngành nông nghiệp đầu tư 800 triệu đồng với diện tích 6ha tại các huyện: Tân Thành, Xuyên Mộc và Đất Đỏ. Hiện tại, HTX dịch vụ nông nghiệp Nhân Tâm đang đưa mãng cầu ta canh tác theo tiêu chuẩn VietGAP xâm nhập vào hệ thống siêu thị và mở rộng diện tích canh tác.
“Tại xã Sông Xoài, huyện Tân Thành mô hình canh tác bưởi da xanh theo hướng VietGAP ban đầu chỉ một số ít hộ áp dụng, nhưng thấy hiệu quả cao, đến nay đã có 50 hộ tham gia” - ông Phạm Hồng Vỹ, Chủ tịch Hội Nông dân xã cho biết. Theo nhận định của những hộ canh tác theo quy trình VietGAP, hiệu quả trước mắt đã thấy rõ là ít tốn kém phân bón, thuốc trừ sâu và khi cây trồng bị bệnh dùng thuốc sinh học thay thế thuốc hóa học nên bạn hàng rất ưa chuộng...
Nhưng tiêu thụ chưa mạnh
Theo Sở NN-PTNT, canh tác theo tiêu chuẩn VietGAP là xu hướng tất yếu của ngành nông nghiệp. Nhưng HTX dịch vụ nông nghiệp Nhân Tâm, huyện Xuyên Mộc với sản phẩm nhãn xuồng cơm vàng đã được chứng nhận VietGap từ năm 2013 đang gặp khó khi cạnh tranh với các sản phẩm cùng chủng loại được sản xuất theo phương thức truyền thống.
Là đơn vị duy nhất trên thị trường “trình làng” sản phẩm nhãn xuồng cơm vàng với đầy đủ thông tin mã vạch, số điện thoại gắn liền với nhãn hiệu trên bao bì để có cơ sở truy nguyên nguồn gốc, nhưng người tiêu dùng vẫn chưa mặn mà bởi giá bán cao hơn so với nhãn sản xuất theo phương pháp truyền thống. Đây cũng là tình trạng chung của những mặt hàng như rau an toàn.
Sản xuất nông sản theo hướng sạch đã và đang được các nhà khoa học, ngành chức năng khẳng định là hướng đi tất yếu nhằm bảo vệ môi trường, bảo đảm an toàn cho ngưởi sử dụng và người sản xuất.
Theo tiến sĩ Nguyễn Đăng Nghĩa (Viện thổ nhưỡng - Nông hóa Việt Nam, Trung tâm nghiên cứu đất - phân bón và môi trường phía Nam), BR-VT là một trong những tỉnh khu vực phía Nam hình thành nhiều mô hình canh tác nông nghiệp theo tiêu chuẩn VietGAP nhưng để canh tác theo hướng VietGAP phát triển rộng cần phải có sự bắt tay giữa nông dân với các DN phân phối và cả việc tuyên truyền cho người tiêu dùng.
Hiện tại, nông dân đang gặp khó bởi sản phẩm sản xuất theo quy trình VietGAP đang bị đánh đồng với sản phẩm sản xuất theo truyền thống. Nguyên nhân là do phần lớn những sản phẩm an toàn sản xuất theo quy trình VietGAP này chưa có nhãn mác hay logo để người tiêu dùng dễ phân biệt và thường bị các đầu mối trộn lẫn với nhau.
QUANG ĐẠT
“Để nhân rộng những mô hình sản xuất nông sản theo tiêu chuẩn VietGAP, ngoài việc phát triển vùng trồng chuyên canh theo hướng sản xuất hàng hóa, ngành nông nghiệp của tỉnh đang khuyến khích thành lập các HTX, nhóm canh tác để cung cấp sản phẩm cho các đầu mối lớn.
Hiện tại, tỉnh đang hướng đến việc hỗ trợ cho cho người sản xuất, HTX và những đại lý tiêu thụ về mặt cơ chế, chính sách phù hợp để sản phẩm nông sản sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP có điều kiện phát triển, đẩy lùi các sản phẩm không an toàn cho người tiêu dùng và thân thiện với môi trường” - ông Lê Tuấn Quốc, Giám đốc Sở NN-PTNT khẳng định.


Related news

Mây rừng bị đốn hạ cả cây, lấy trái bán cho thương lái Mây rừng bị đốn hạ cả cây, lấy trái bán cho thương lái

Trái mây tươi số lượng bao nhiêu cũng được mua hết với giá từ 70.000 - 90.000 đồng/kg đã thu hút ngày một đông người dân ở các huyện miền núi Ba Tơ, Tây Trà (Quảng Ngãi)... vào rừng lùng tìm và đốn hạ cây mây để hái trái về bán cho thương lái.

Saturday. September 19th, 2015
Thương lái Trung Quốc dạy cách tận diệt giun đất Thương lái Trung Quốc dạy cách tận diệt giun đất

Vụ việc diễn ra ở H.Hướng Hóa (Quảng Trị), với cách mà thương lái Trung Quốc hướng dẫn người dân địa phương bắt giun để bán lại là đổ hóa chất, kích điện...

Saturday. September 19th, 2015
Nuôi thử nghiệm cá lăng chấm Nuôi thử nghiệm cá lăng chấm

Nhằm thay thế giống cá truyền thống cho hiệu quả kinh tế thấp, Phòng NN-PTNT huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) đã xây dựng mô hình nuôi cá lăng chấm thương phẩm

Saturday. September 19th, 2015
7 bài học của Ngã Bảy 7 bài học của Ngã Bảy

Dự kiến trong tháng 9 này, TX Ngã Bảy sẽ là đơn vị "huyện NTM" đầu tiên của tỉnh Hậu Giang.

Saturday. September 19th, 2015
Giảm nghèo bền vững Giảm nghèo bền vững

Những năm qua, cùng với nỗ lực tái cơ cấu SXNN, nông thôn của các ngành, các cấp, trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, nhiều nông dân đã biết phát huy thế mạnh, tiềm năng của mình để vươn lên làm giàu và giảm nghèo bền vững.

Saturday. September 19th, 2015