Trồng Chanh Bông Tím Có Hiệu Quả
Vài năm gần đây nhiều nông dân xã Phú An (Cai Lậy) thoát nghèo, vươn lên làm giàu nhờ trồng chanh bông tím, trong đó có ông Nguyễn Văn Tám ở ấp 6.
Trước đây gia đình ông độc canh cây lúa năng suất thấp do đất nằm trong vùng ô bao không có phù sa. Năm 2005, thông qua dự lớp tập huấn khuyến nông, ông lên liếp trồng 3 công chanh bông tím kết hợp hoa màu theo phương thức lấy ngắn nuôi dài.
Theo ông, mùa nắng nhu cầu sử dụng chanh tươi uống giải khát cao nên giá tăng gấp 5 lần so với mùa mưa. Chanh cho trái quanh năm, từ lúc nở hoa đến thu hoạch khoảng 3 tháng rưỡi, chi phí phân, thuốc bảo vệ thực vật và công chăm sóc 1 kg chanh tươi khoảng 3.000 đồng.
Đối với cây chanh bệnh thường gặp là rệp sáp gây quéo lá, xì mủ gốc chết cây, nhện đỏ gây bệnh ghẻ trái. Tuy nhiên, nếu chủ động phòng trị kịp thời theo phương pháp “4 đúng” sẽ hạn chế thiệt hại do các bệnh gây ra.
Kinh nghiệm trồng chanh bông tím cho năng suất cao của ông là trước khi trồng gom mô, ủ đất hoai, dùng tro hay bùn non lót dưới đáy mô sau đó đặt gốc chanh và lấp đất lại, cặm nọc buộc chặt gốc chống đỗ ngã.
Sau mỗi lần thu hoạch tỉa những chồi, cành vô hiệu; chú trọng bón nhiều phân hữu cơ, bón cân đối phân hóa học giữa đạm,lân và kali nhằm giúp cây phát triển tốt, cho trái to. Năm 2007 ông lên liếp 4 công đất còn lại mở rộng diện tích trồng chanh bông tím. Hàng năm thu hoạch trên 40 tấn chanh, sau khi trừ chi phí ông thu lãi 150 triệu đồng/năm.
Là Chi hội trưởng Chi hội Nông dân ấp 6, ông tích cực vận động người thân trong gia đình và hội viên đẩy mạnh phát triển sản xuất, thực hiện tốt Cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư; tham gia vận động nhân dân đóng góp kinh phí xây dựng các công trình phúc lợi xã hội phục vụ dân sinh…
Nhiều năm liền ông Nguyễn Văn Tám được bình bầu là nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi các cấp.
Có thể bạn quan tâm
Thời tiết không thuận lợi, chi phí sản xuất cao, năng suất thấp, lúa thường bị rớt giá… là những bất lợi khi canh tác lúa vụ hè thu. Tuy nhiên, do việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng chậm chạp, nông dân vẫn cứ sản xuất lúa ồ ạt và vẫn tiếp tục… thất vọng với vụ lúa hè thu.
Giá khoai lang giảm chưa từng có, nhiều nông dân ở Bình Tân (Vĩnh Long) chấp nhận bỏ ruộng khoai không thu hoạch vì tiền nhân công còn cao hơn cả tiền bán khoai.
Được sự hỗ trợ từ Trung tâm Thông tin & Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ (Sở Khoa học & Công nghệ), Phòng Kinh tế huyện Tánh Linh (Bình Thuận), HTX Dịch vụ nông nghiệp Lạc Tánh đã triển khai mô hình liên kết trồng nấm linh chi, nấm rơm, sản xuất phân hữu cơ từ giá thể trồng nấm trên diện tích nhỏ tại vườn nhà anh Nguyễn Ngọc Dũng (khu phố Lạc Tín, thị trấn Lạc Tánh) mang lại hiệu quả kinh tế hộ gia đình.
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từng bước thích ứng với thời tiết khô hạn là xu hướng được bà con nông dân các địa phương chú trọng thực hiện để đảm bảo hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp. Những mô hình hiệu quả
Niên vụ mía 2015 - 2016, huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) xuống giống 7.800ha, đến nay đã trên 6 tháng tuổi phát triển tốt. Theo dự kiến từ ngành nông nghiệp, khoảng giữa tháng 9 sẽ bước vào vụ thu hoạch đối với mía ROC 16 và các giống mía chín sớm, các giống mía chín muộn sẽ được nông dân thu hoạch vào tháng 10.