Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cần Nhân Rộng Mô Hình Trồng Xen Cây Nông Nghiệp Ngắn Ngày Trong Nương Cao Su

Cần Nhân Rộng Mô Hình Trồng Xen Cây Nông Nghiệp Ngắn Ngày Trong Nương Cao Su
Ngày đăng: 17/10/2014

Tại xã Mường Mùn (huyện Tuần Giáo), Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nông - lâm nghiệp Tây Bắc vừa phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức hội nghị đánh giá kết quả và khuyến cáo một số giải pháp xây dựng mô hình trồng xen cây nông nghiệp ngắn ngày trong nương đồi cao su giai đoạn kiến thiết cơ bản tại một số huyện trên địa bàn tỉnh Điện Biên.

Ngoài điều tra, thu thập bộ số liệu về điều kiện tự nhiên, hiện trạng nương đồi cao su giai đoạn kiến thiết cơ bản trên địa bàn tỉnh, Đề tài tập trung nghiên cứu về cây trồng xen và cơ cấu cây trồng xen trong nương cao su tại 2 điểm thuộc xã Thanh An (huyện Điện Biên) và xã Mường Mùn (huyện Tuần Giáo).

Năm 2014, Đề tài thực hiện mô hình trình diễn trồng ngô xuân hè - đỗ thu đông; lúa cạn xuân hè - lạc thu đông tại xã Thanh An. Mô hình trồng đỗ xuân hè - lạc thu đông và lúa cạn hè thu tại xã Mường Mùn. Kết quả thực hiện mô hình ban đầu cho thấy, cây trồng xen không ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển và sâu bệnh hại trên cây cao su.

Việc bố trí cây trồng xen trong nương cao su mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt so với cao su trồng thuần từ 2,5 - 19,6 triệu đồng/ha/vụ. Ngoài ra, khi bố trí cơ cấu cây trồng xen đã góp phần quan trọng giảm lượng đất xói mòn rửa trôi so với cao su trồng thuần; hàm lượng mùn và các nguyên tố đa lượng, dễ tiêu khi trồng xen đều có xu hướng tăng cao...

Để đạt hiệu quả kinh tế cao, Đề tài khuyến cáo chỉ áp dụng biện pháp trồng xen trong vườn cao su giai đoạn kiến thiết cơ bản, trên loại đất có độ phì trung bình trở lên và cho những năm đầu thời kỳ kiến thiết cơ bản.

Với những hiệu quả cây trồng xen trong nương đồi cao su đem lại, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nông - lâm nghiệp Tây Bắc kiến nghị Sở Khoa học và Công nghệ tiếp tục triển khai mở rộng mô hình; nhân rộng kết quả cho người dân trong thời gian tới.


Có thể bạn quan tâm

Người Trồng Rau Hà Nội Khó Khăn Sau Bão Người Trồng Rau Hà Nội Khó Khăn Sau Bão

Tại huyện Đông Anh, Hà Nội, nhiều diện tích rau cải các loại, rau đay, cà tím, bí xanh…bị thối gốc do mưa kéo dài, trong đó, thiệt hại nhất là rau ăn lá. Trái với khung cảnh bận rộn trước đây, trên đồng rau chỉ lác đác vài nông dân đang làm đất, rắc phân, tạo hàng để chuẩn bị trồng lứa rau mới.

22/08/2013
Giá Thành Sản Xuất Tăng, Nông Dân Lãi 242 – 1.342 Đồng/kg Giá Thành Sản Xuất Tăng, Nông Dân Lãi 242 – 1.342 Đồng/kg

Kết quả điều tra giá thành sản xuất thực tế vụ hè - thu 2013 của tỉnh là 3.858 đ/kg, tăng 454 đ/kg so với giá thành vụ hè - thu 2012. Với giá thành trên, người trực tiếp sản xuất lãi 242 đ/kg – 1.342 đ/kg (tại thời điểm khảo sát giá lúa khô là 4.100 đ/kg – 5.200 đ/kg).

22/08/2013
Giá Lúa Gạo Giảm Giá Lúa Gạo Giảm

Theo nhiều tiểu thương kinh doanh lúa gạo, giá nhiều loại lúa gạo giảm do nguồn cung lúa gạo hàng hóa trên thị trường đang tăng so với trước khi nhiều địa phương ĐBSCL bắt đầu vào vụ thu hoạch lúa thu đông 2013.

22/08/2013
Tìm Giải Pháp Vực Dậy Ngành Cá Tra Tìm Giải Pháp Vực Dậy Ngành Cá Tra

Sáng 21-8, tại Cần Thơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) phối hợp với Ban chỉ đạo Tây Nam bộ tổ chức Hội nghị Ban chỉ đạo sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

22/08/2013
Giải Pháp Sinh Sản Nhân Tạo Giống Thủy Sản Giải Pháp Sinh Sản Nhân Tạo Giống Thủy Sản

Phú Thọ Là tỉnh trung du, miền núi phía Bắc có nhiều tiềm năng, lợi thế cho phát triển nuôi thủy sản, ngoài 3 con sông lớn chảy qua là sông Thao, sông Đà, sông Lô trên địa bàn còn nhiều sông nhỏ, ngòi lớn như: Sông Bứa, sông Chảy, ngòi Lao, ngòi Giành, ngòi Me... và hệ thống hồ, đầm tự nhiên phong phú. Theo thống kê tổng diện tích mặt nước ao, hồ, đầm, ruộng trũng... có thể nuôi thủy sản trên 14 ngàn ha và 16 ngàn ha diện tích mặt nước các sông, suối cho phép phát triển nuôi cá lồng.

23/08/2013