Cần Nhân Rộng Mô Hình Trồng Xen Cây Nông Nghiệp Ngắn Ngày Trong Nương Cao Su

Tại xã Mường Mùn (huyện Tuần Giáo), Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nông - lâm nghiệp Tây Bắc vừa phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức hội nghị đánh giá kết quả và khuyến cáo một số giải pháp xây dựng mô hình trồng xen cây nông nghiệp ngắn ngày trong nương đồi cao su giai đoạn kiến thiết cơ bản tại một số huyện trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
Ngoài điều tra, thu thập bộ số liệu về điều kiện tự nhiên, hiện trạng nương đồi cao su giai đoạn kiến thiết cơ bản trên địa bàn tỉnh, Đề tài tập trung nghiên cứu về cây trồng xen và cơ cấu cây trồng xen trong nương cao su tại 2 điểm thuộc xã Thanh An (huyện Điện Biên) và xã Mường Mùn (huyện Tuần Giáo).
Năm 2014, Đề tài thực hiện mô hình trình diễn trồng ngô xuân hè - đỗ thu đông; lúa cạn xuân hè - lạc thu đông tại xã Thanh An. Mô hình trồng đỗ xuân hè - lạc thu đông và lúa cạn hè thu tại xã Mường Mùn. Kết quả thực hiện mô hình ban đầu cho thấy, cây trồng xen không ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển và sâu bệnh hại trên cây cao su.
Việc bố trí cây trồng xen trong nương cao su mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt so với cao su trồng thuần từ 2,5 - 19,6 triệu đồng/ha/vụ. Ngoài ra, khi bố trí cơ cấu cây trồng xen đã góp phần quan trọng giảm lượng đất xói mòn rửa trôi so với cao su trồng thuần; hàm lượng mùn và các nguyên tố đa lượng, dễ tiêu khi trồng xen đều có xu hướng tăng cao...
Để đạt hiệu quả kinh tế cao, Đề tài khuyến cáo chỉ áp dụng biện pháp trồng xen trong vườn cao su giai đoạn kiến thiết cơ bản, trên loại đất có độ phì trung bình trở lên và cho những năm đầu thời kỳ kiến thiết cơ bản.
Với những hiệu quả cây trồng xen trong nương đồi cao su đem lại, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nông - lâm nghiệp Tây Bắc kiến nghị Sở Khoa học và Công nghệ tiếp tục triển khai mở rộng mô hình; nhân rộng kết quả cho người dân trong thời gian tới.
Related news

Bây giờ là thời điểm nông dân trong tỉnh Quảng Ngãi rộn ràng thu hoạch lúa đông xuân. Lúa được mùa mang niềm vui đến những cánh đồng. Và vụ lúa mới lại sắp bắt đầu với bao nỗi lo không hề nhỏ…

Nhờ biết luân canh cây trồng nên gia đình ông Đỗ Thế Năng (thôn Cẩm Sơn, xã Diên Thọ, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa) có thu nhập bình quân 200 triệu đồng/năm.

Nông dân các tỉnh ĐBSCL đang vào mùa thu hoạch trái cây các loại. Năm nay thời tiết diễn biến phức tạp, nắng nóng gay gắt khiến nhiều vườn trái cây ra hoa, đậu trái thấp, bên cạnh đó còn là nỗi lo rớt giá khi vào thời điểm thu hoạch rộ.

Nông dân vùng núi đang thu hoạch rộ các loại xoài núi nhưng giá bán chỉ bằng phân nửa so năm trước. Ông Trần Hà Khê (ngụ ấp An Thạnh, xã Lê Trì, Tri Tôn, An Giang), vừa thu hoạch 50 gốc xoài Thanh Ca tại bến Ô Vàng (núi Dài), năng suất đạt 9 tấn, bán tại chỗ 8.500 đồng/kg, thấp hơn 8.000 đồng/kg so năm trước.
Trong bối cảnh nhiều sản phẩm nông nghiệp đang loay hoay tìm thị trường tiêu thụ thì thời gian gần đây, sản phẩm nhãn Idor của huyện Châu Thành (Đồng Tháp) đã thâm nhập được vào một số thị trường khó tính như: Mỹ, Anh. Sự kiện này đánh dấu một bước tiến mới đối với ngành nông nghiệp tỉnh nhà.