Cần Nhân Rộng Mô Hình Hợp Tác Bao Tiêu Trái Dừa

Ngày 19-3-2014, tại xã Vang Quới Tây (Bình Đại - Bến Tre) Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Bến Tre đã tổ chức hội thảo chương trình hợp tác bao tiêu trái dừa. Tham dự hội thảo có nông dân một số xã trồng nhiều dừa trong huyện.
Công ty đã giới thiệu về mô hình hợp tác với lãnh đạo và nông dân các xã Vang Quới Tây, Vang Quới Đông, Thới Lai, Châu Hưng, Phú Vang, Phú Thuận, Lộc Thuận. Mô hình nhằm gắn kết doanh nghiệp với nhà vườn để chia sẻ rủi ro trong sản xuất và mua bán.
Khi tham gia mô hình, nông dân được bao tiêu đầu ra với giá ổn định ngang bằng mức thị trường. Trường hợp dừa mất giá, Công ty sẽ thu mua, với mức sàn là 50 ngàn đồng/chục (12 trái). Ngoài ra, Công ty còn có chính sách hỗ trợ phân, thuốc và kỹ thuật cho nông dân.
Tại hội thảo, nhiều ý kiến từ phía nông dân, như: vấn đề giá cả, sự bền lâu của mô hình, Tổ hợp tác có đóng thuế hay không... Đại diện Công ty và Chi cục Phát triển nông thôn đã giải thích, việc đóng thuế được thực hiện theo qui định của Nhà nước; hợp tác là hoạt động có tổ chức nhằm giải quyết khó khăn, đáp ứng nhu cầu của nông dân, có trách nhiệm cá nhân thì sẽ ổn định.
Được biết, toàn tỉnh, hiện có 5 huyện thực hiện mô hình này.
Related news

Nuôi rắn hổ vện từ năm 2012 đến nay, anh Nguyễn Văn Lâm ở ấp 3, xã Hưng Hòa, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương đã có những cải tiến trong các khâu chuồng trại... đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Là bộ đội xuất ngũ, khởi nghiệp với 4 công ruộng, trình độ học vấn chỉ dừng lại lớp 3, nhưng nhờ hăng hái thi đua lao động sản xuất, ông Trần Văn Sáu- tên thường gọi là Sáu Bành (ấp An Hội III, Tân An Hội - Mang Thít - Vĩnh Long) đã vươn lên làm giàu.

Đến nay, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang đã dự kiến quy hoạch 2 khu vực sản xuất trên địa bàn xã Hiệp Hưng và Hòa Mỹ để xây dựng cánh đồng lớn trồng mía trong năm 2016.

Sau khi được UBND tỉnh Bình Phước chấp thuận chủ trương thực hiện chương trình liên kết, hỗ trợ và phát triển cây gấc cho nông dân trên địa bàn tỉnh tại Công văn số 1223/UBND-KTN ngày 25-4-2015.

“Dù biết rau không rõ nguồn gốc nhưng chúng tôi vẫn phải mua ăn, chứ không lẽ chỉ ăn mỗi thịt, cá. Nếu có nguồn rau an toàn, được kiểm định rõ ràng, tôi vẫn chấp nhận mua giá cao hơn để bảo vệ sức khỏe gia đình mình” – chị Nguyễn Thiên Thanh chia sẻ.