Cân Nhắc Vụ Lúa Trên Đất Nuôi Tôm
Để làm được một vụ lúa trên đất nuôi tôm trong điều kiện hoàn toàn lệ thuộc nước trời như ở Cà Mau là một sự nhẫn nại, nhạy bén và đầy tính sáng tạo của nông dân rất đáng trân trọng. Nhưng do nhiều nguyên nhân nên mức độ thành công khác nhau, dẫn đến suy nghĩ, nhận thức và quyết tâm từng người cũng khác nhau, khiến diện tích và bản đồ canh tác lúa trên đất tôm luôn biến động và thường không đạt chỉ tiêu kế hoạch, phá vỡ quy hoạch, nhất là những năm thời tiết không thuận.
Năm 2014 diễn biến thời tiết khá phức tạp, ngay sau những trận mưa đầu mùa, nắng nóng lại kéo dài, mưa ít và rải rác khiến nhiều nơi không đủ nước cho việc rửa mặn. Ðến cuối tháng 8 dương lịch, nhiều nơi vẫn còn tiếp diễn tình trạng nắng nóng, chỉ thuận cho tôm mà bất lợi cho việc làm lúa trên đất tôm. Ðó là một thách thức không nhỏ cho việc thực hiện kế hoạch làm vụ lúa trên đất nuôi tôm của các địa phương.
Vì thế, bà con nông dân cần phải cân nhắc, rà soát điều kiện cụ thể của ruộng nhà mình có đảm bảo cho vụ lúa thành công hay không mới nên quyết định làm hay không làm lúa. Ở những nơi không đủ nước mưa rửa mặn để hạ độ mặn giảm xuống đến mức an toàn, ổn định, hay tại những nơi nước mặn về sớm không kịp thu hoạch như các vùng gần cửa và ven sông lớn mà không có bờ bao khuôn hộ ngăn mặn giữ ngọt vững chắc… thì không nên làm thêm vụ lúa, vì không chắc cho thu hoạch tốt.
Nếu chỉ vì để lấy rạ, cải tạo môi trường nước nuôi cho vụ tôm chính vụ tiếp theo thì không nên sạ cấy lúa, vì quá khó nhọc, tốn kém xăng dầu, phân, giống… bởi nhiều cách khác như có thể cấy năn, trồng cỏ, bồn bồn vẫn hiệu quả và tiết kiệm hơn.
Tại các nơi có đủ các điều kiện cho việc làm một vụ lúa ăn chắc trên đất nuôi tôm cũng không nên chủ quan, mà phải hết sức cảnh giác nắng nóng và nước mặn, triều cường về sớm, dâng cao bất ngờ. Bởi theo dự báo của các nhà khoa học, hiện tượng Elnino sẽ trở lại vùng Tây Thái Bình Dương từ giữa cuối năm 2014 và nước ta là vùng bị ảnh hưởng nặng, nên cuối vụ lúa trên đất tôm có khả năng phải đối mặt với nắng nóng bên cạnh triều cường như thường năm.
Ðể làm được vụ lúa trên đất nuôi tôm an toàn, thành công như mong muốn, trước tiên bà con nông dân phải đặc biệt chú ý củng cố bờ bao cho thật vững chắc, đảm bảo không bị thấm mặn, không bị triều cường mùa trở chướng tháng 10-11 dương lịch sắp tới đe doạ tràn bờ; chuẩn bị sẵn máy bơm. Tiếp theo là phải rửa mặn đúng kỹ thuật, ngăn mặn triệt để, giữ ngọt ổn định để có nguồn nước đạt chất lượng, đảm bảo cho cây lúa phát triển tốt đến ngày thu hoạch.
Làm lúa trên đất nuôi tôm là “đánh vật” với ông trời nên phải cần cù, năng động. Cần phải nắm vững quy luật thời tiết, thuỷ văn để chủ động đón mưa rửa mặn, xác định thời vụ gieo cấy hợp lý, chọn giống lúa tốt, thích nghi, phù hợp, đảm bảo đủ thời gian chạy mặn, tránh triều cường, phải có bờ bao khuôn hộ vững chắc, tuân thủ kỹ thuật nhằm rửa mặn triệt để.
Có thể bạn quan tâm
Sở Khoa học và Công nghệ, Liên minh HTX, Sở NN & PTNT tỉnh Hậu Giang vừa có chuyến khảo sát HTX quýt đường Long Trị, ở xã Long Trị, huyện Long Mỹ để hỗ trợ HTX sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Hoạt động này nằm trong đề án “Nâng cao chất lượng hoạt động HTX trên địa bàn tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2014 - 2016, định hướng đến 2020” và đề án 1.000 của tỉnh.
Những năm gần đây, bọ cánh cứng hại dừa phát triển mạnh, gây thiệt hại nặng cho nhiều diện tích dừa ở Phù Cát (Bình Định); mặc dù các chủ vườn dừa đã áp dụng một số biện pháp như: phun thuốc hóa học, đặt muối, ong ký sinh... để phòng trừ, nhưng hiệu quả không cao.
Dù có nguồn gốc, xuất xứ từ những vùng đất khác nhưng khi du nhập vào Gia Lai, những loại cây ăn trái như nhãn lồng, sầu riêng, vải... thích nghi được với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng nơi đây và cho ra những sản phẩm gắn thương hiệu Gia Lai đã chiếm được niềm tin của người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.
Anh Huỳnh Tấn Lộc, ở ấp Tân Sơn, xã Ngũ Hiệp. Hôm chúng tôi đến, anh đang tất bật xử lý cho sầu riêng ra hoa để kịp thu hoạch vào dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015. Sinh ra và lớn lên ở vùng đất này, anh Lộc gắn bó với cây sầu riêng từ rất sớm. Hiện anh Lộc có 0,8 ha vườn trồng 160 cây sầu riêng hạt lép, giống Monthon và Ri 6.
Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, nghề nuôi nghêu ở vùng biển Gò Công đã có những bước phát triển nhảy vọt, góp phần cải thiện đời sống ngư dân và làm thay đổi bộ mặt nông thôn ven biển. Tuy nhiên, những năm gần đây nghề nuôi nghêu ở đây ngày càng đối diện với nhiều khó khăn về thời tiết, dịch bệnh, giá cả... và có dấu hiệu chững lại về diện tích, sản lượng nghêu nuôi.