Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng Cà Tím Nhật Bản

Trồng Cà Tím Nhật Bản
Ngày đăng: 08/06/2013

Những năm trở lại đây, giống Cà tím Nhật đang được nhiều nông dân ở huyện Đức Trọng (tỉnh Lâm Đồng) trồng và phát triển, mang lại hiệu quả kinh tế cao, sản phẩm làm ra có chỗ đứng trên thị trường, tiêu thụ nhanh, ngoài ra còn xuất khẩu sang Nhật.

Cây cà tím Nhật là giống cây trồng mới nhưng kỹ thuật trồng và chăm sóc cũng không khó so với nhiều cây ngắn ngày khác.

Gia đình anh Trúc Văn Sử ở thôn Đarahoa, xã Hiệp An, huyện Đức Trọng trồng 2000m2 cà tím Nhật, hiện đang thu hoạch ở tháng thứ 4, ngày nào cây cà cũng cho thu quả, cỡ quả thu hoạch 20-30 gram/quả, một tháng gia đình anh thu hoạch được 1,2 tấn, với giá bán là 9.000 đồng/kg, trừ chi phí đầu tư thu nhập bình quân là 9 triệu đồng/tháng.

Trồng cà tím Nhật chi phí đầu tư thấp, một sào trồng 1.300 cây, tiền cây giống và phân bón khoảng 4,4 triệu đồng đồng/vụ/1 sào. Trước kia gia đình anh Sử trồng rau xà lách thu nhập được 4 triệu đồng/sào, thấy hiệu quả kinh tế không cao, giá cả bấp bênh nên gia đình anh quyết định chuyển sang trồng cà tím Nhật hợp đồng với Công ty tư nhân bao tiêu sản phẩm.

Anh Sử cho biết: “Cả thôn Đarahoa trồng được 3 ha, chúng tôi được Công ty phát triển kinh tế Duyên Hải ở Tp. Hồ Chí Minh đặt hàng và bao tiêu sản phẩm, hướng dẫn kỹ thuật. Công ty cung cấp giống với giá là 1.300 đồng/cây, khi thu hoạch cà bán cho Công ty, Công ty sẽ trừ dần tiền giống, chúng tôi bỏ công chăm sóc và đầu tư nên sản phẩm làm ra không sợ bị ế ẩm hay rớt giá”.

Kỹ thuật trồng cà tím Nhật cũng đơn giản, cần phải bón vôi bột để xử lý đất và tiêu diệt mầm bệnh tồn tại trong đất. Cày bừa kỹ, nhặt sạch cỏ dại rồi lên luống chỉ sau 20 ngày trồng, cà bắt đầu ra hoa và 40 ngày thì cho thu hoạch. Cà tím Nhật nếu được chăm sóc tốt thì thời gian cho thu hoạch đến 6 tháng, năng suất lên đến 40 tấn/ha.

Cây cà tím Nhật là một trong cây trồng trong chiến lược chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ngoài ra, đây là hướng đi phù hợp với định hướng phát triển của ngành nông nghiệp là liên kết trong sản xuất nông nghiệp.

Anh Sử chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc cà: “Cây cà tím Nhật cho thời gian thu hoạch dài hay ngắn tùy theo sự chăm sóc và độ màu mỡ của chân đất, vì vậy khi trồng cần lưu ý từ lúc trồng đến lúc ra hoa cần giữ độ ẩm trong đất. Nếu trời nắng mỗi ngày tưới một lần, trời râm mát 3 - 4 ngày tưới một lần. Lúc cà có quả non thì tưới nhiều hơn. Ngoài ra, nên cắm cột để giúp cho cây đứng vững, trái không chạm đất và dễ chăm sóc, thu hoạch. Tỉa bỏ những nhánh gốc, lá già, cành sâu bệnh để dễ chăm sóc, tạo sự thông thoáng cho ruộng ít sâu bệnh”.


Có thể bạn quan tâm

Khấm khá nhờ nuôi dế Khấm khá nhờ nuôi dế

Với mô hình nuôi dế, anh Nguyễn Văn Hưng (thôn Thanh Quýt 3, xã Điện Thắng Trung, thị xã Điện Bàn) đã vươn lên làm giàu bằng đam mê và sự kiên trì của mình.

01/12/2015
Xây nhà tiền tỷ từ 2 triệu đồng Xây nhà tiền tỷ từ 2 triệu đồng

Khởi đầu bằng 10m2 ao nuôi với 20 con ba ba giống, sau hơn 10 năm gắn bó cùng sự tính toán đầu tư hợp lý, anh Hà Tiến Hùng (tổ 28, phường Yên Ninh, TP. Yên Bái, Yên Bái) đã sở hữu ao ba ba trị giá cả tỷ đồng...

29/12/2015
Hàng ngàn người dự triển lãm nông nghiệp sạch Nhật Bản Hàng ngàn người dự triển lãm nông nghiệp sạch Nhật Bản

Ngày 6.12, hàng ngàn người đã đến tham quan, tìm hiểu về 500 sản phẩm đến từ 7 tập đoàn nông nghiệp hàng đầu Nhật Bản được trưng bày tại công viên đá Nhật Bản Rin Rin Park, Hóc Môn, TP.HCM.

09/12/2015
5 năm nông thôn khoác áo mới xóa dần cảnh đôi bờ chia cắt 5 năm nông thôn khoác áo mới xóa dần cảnh đôi bờ chia cắt

Với đặc thù sông ngòi chằng chịt, nhiệm vụ trong xây dựng nông thôn mới (NTM) ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) không hoàn toàn chỉ là các con đường, mà quan trọng nhất là những cây cầu nối đôi bờ sông nước.

09/12/2015
Phòng chống dịch bệnh trên cây ăn trái Phòng chống dịch bệnh trên cây ăn trái

Ngày 22/9, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở NN-PTNT Tiền Giang tổ chức diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp với chuyên đề “Một số giải pháp phòng trị bệnh hại trên cây ăn trái vùng ĐBSCL”.

23/09/2015