Những Giải Pháp Trước Mắt Cho EMS
Mặc dù các nhà khoa học đã chỉ được đích danh tác nhân gây ra Hội chứng chết sớm/Hoại tử gan tụy cấp (EMS/AHPNS) nhưng đến nay vẫn chưa có một phác đồ điều trị cụ thể.
Mùa tôm đã bớt ảm đạm hơn
Theo ông Bùi Tùng Phong, chủ nuôi tôm thẻ chân trắng (TTCT) ở Xuân Đan (Nghi Xuân - Hà Tĩnh), mặc dù tình hình dịch bệnh năm nay vẫn còn nhiều khó khăn nhưng đã có những dấu hiệu tích cực hơn năm trước, tôm đã phát triển tốt, ít bị chết hơn.
Bà Bùi Thị Vân Anh, Phó GĐ Sở NN-PTNT Ninh Thuận cho biết: Tôm không bị chết trên diện rộng nữa mà chết rải rác do thời tiết diễn biến phức tạp, chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn. Dịch bệnh năm nay đã giảm nhiều, một phần do người dân, trang trại nuôi lớn đã rút kinh nghiệm từ những năm trước. Bên cạnh đó ngành chức năng tỉnh cũng tổ chức nhiều buổi hội thảo, hướng dẫn kỹ thuật và đặc biệt là tăng cường kiểm tra chất lượng tôm giống trước khi nuôi.
Ông Nguyễn Văn Nhiệm, Chủ tịch Hiệp hội Tôm Mỹ Thanh (Sóc Trăng) cho biết, nhờ sự nỗ lực của nhà nước và cơ quan chức năng nên năm nay người nuôi tôm đã có yếu tố thành công hơn năm trước mặc dù tình hình dịch bệnh hoại tử gan tụy vẫn gây thiệt hại cho người nuôi.
6 tháng đầu năm 2013, cả nước đã thu hoạch được 181.000 tấn tôm, tăng 3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, sản lượng TTCT ước đạt 57.000 tấn, tăng 12%
Về chất lượng tôm giống, theo ông Nguyễn Văn Quận, một chủ buôn tôm giống ở Quỳnh Lưu (Nghệ An) thì hiện nay tại địa phương có nhiều công ty cung cấp tôm giống như C.P, Uni, Việt Úc... Giá TTCT giống dao động từ 87-95 đồng/con tùy từng công ty, nhưng nhìn chung là giống chất lượng đảm bảo, thả đạt hơn so với năm ngoái.
Bài học thành công
Tại Sóc Trăng, ngay từ đầu vụ cơ quan chức năng đã tiến hành kiểm tra môi trường nước, khống chế mật độ vi khuẩn Vibrio/ml nước trước khi thả nuôi, nuôi mật độ phù hợp... Bên cạnh đó là những khuyến cáo trong quá trình chuẩn bị ao, đảm bảo mật độ ôxy hòa tan... đã hạn chế được nhiều thiệt hại do bệnh gan tụy gây ra.
Một biện pháp để hạn chế bệnh chết sớm, hoại tử gan tụy là ương tôm giống trước khi thả nuôi. Bắt đầu từ mô hình thành công ở Thái Lan, việc ương tôm giống đã được chú ý hơn. Thay vì thả trực tiếp tôm giống từ trại giống xuống ao nuôi, người nuôi tôm ương tôm giống trong bể xi măng hoặc composite, từ 10-25 ngày bằng nguồn nước ao nuôi. Điều này sẽ giảm thiệt hại nếu như tôm giống bị chết, người nuôi tôm không mất công xả ao đi và cải tạo lại.
Kinh nghiệm từ người nuôi tôm cho thấy, khi tôm nuôi có dấu hiệu bị gan tụy nên hạn chế cho ăn hoặc giảm lượng thức ăn sẽ giảm được tỷ lệ chết của tôm.
Phương pháp hiện nay được nhiều nhà khoa học quan tâm đó là nuôi ghép tôm với một số đối tượng khác, chẳng hạn như cá rô phi sẽ giảm được thiệt hại do bệnh gan tụy gây ra. Ông Jeffrey K.C.Lee, Giám đốc trại TTCT giống ở Kuantan, Pahang (Malaysia) cho biết, một số người nuôi tôm ở đây đã sử dụng nước từ ao nuôi cá măng biển (milkfish) và cá rô phi bơm sang ao nuôi tôm đã hạn chế được thiệt hại do bệnh gây ra và đã thành công. Việc nuôi ghép giữa tôm sú, TTCT với cá rô phi hay cua không phải là vấn đề mới, ở nước ta cũng nhiều mô hình thành công từ nuôi ghép giữa tôm và các đối tượng khác.
Trong tình hình dịch bệnh hiện nay, theo Tiến sĩ Donald Lightner: Nuôi đa canh có sự an toàn về dịch bệnh cao hơn hẳn nuôi đơn canh. Bởi vì, nuôi tôm đơn canh sẽ làm mất yếu tố cân bằng vốn có trong tự nhiên. Thông thường, các loài sinh vật khác sẽ tiêu diệt các loài thiên địch có hại để bảo vệ sự cân bằng. Chúng sẽ ăn các vi khuẩn có hại cho tôm và tôm không ăn phải những loài vi khuẩn có hại này. Nếu nuôi tôm đơn canh thì tôm ăn cả những vi khuẩn có hại nên dễ bị mắc bệnh.
Tuy nhiên, một vấn đề kỹ thuật mà người nuôi tôm hay gặp phải đó là nuôi đa canh giữa tôm với cá rô phi, cua như thế nào cho hiệu quả bởi nếu nuôi không đúng kỹ thuật thì cá và cua sẽ ăn hết tôm trong ao. Bên cạnh đó, nuôi đa canh sẽ đạt năng suất thấp hơn nuôi đơn canh nên trước mắt đây chỉ là giải pháp tạm thời.
Có thể bạn quan tâm
Gần một tháng nay giá quýt đường và cam soàn tăng mạnh. Cách đây khoảng 3 tháng giá quýt đường loại I có giá từ 16 ngàn - 18 ngàn đồng/kg, cam soàn cũng ổn định ở mức 25 ngàn - 30 ngàn đồng/kg, thì hiện nay quýt đường loại I giá từ 28 ngàn - 30 ngàn đồng/kg, cam soàn loại I ở mức giá cao ngất ngưỡng 45 ngàn - 50 ngàn đồng/kg.
Cứ mỗi sáng, các hộ nuôi tôm kẹt ở sông Chà Và, xã Long Sơn (TP. Vũng Tàu) phải vớt bỏ tôm chết, người ít thì vài ba ký, người nhiều cả chục ký. Với giá tôm trung bình 800 ngàn/kg, giá trị thiệt hại ước tính từ vài triệu đến gần chục triệu đồng/ngày. Đó là những gì mà các hộ nuôi tôm lồng bè trên sông Chà Và hứng chịu từ tháng bảy âm lịch đến nay.
Ốc mút - như tên dân dã của nó - vốn chẳng phải là loại đặc sản cao cấp gì. Thế nhưng thời gian gần đây, ốc mút lại đang lên “cơn sốt” ở một số huyện miền Đông như Đầm Hà, Hải Hà (Quảng Ninh)... Người ta đổ xô đi bắt ốc mút để bán cho các thương lái Trung Quốc. Mặc dù hỏi chính các chủ buôn là thu mua ốc mút về làm gì thì ai cũng lắc đầu: Không biết!...
Trong tháng 1, thời tiết tương đối thuận lợi cho hoạt động khai thác hải sản, ngư dân mạnh dạn đầu tư ngư lưới cụ và máy có công suất lớn, các đội tàu đánh bắt xa bờ tích cực ra khơi và có những chuyến ra khơi đánh bắt được mùa bội thu. Sản lượng khai thác biển trong tháng 1 ước đạt 16.000 tấn, tăng 18,52% so với cùng kỳ.
Tổng sản lượng thủy sản 177.900 tấn (đạt 103,06% kế hoạch), tăng 23.368 tấn so với năm 2013, trong đó, sản lượng nuôi 99.550 tấn, tăng 18.284 tấn (đạt 102,79% kế hoạch), sản lượng khai thác 78.390 tấn, tăng 5.083 tấn (đạt 103,42% kế hoạch). Đây là điều kiện thuận lợi để năm 2015 tiếp tục phát huy kết quả đạt được và tận dụng, khai thác có hiệu quả tiềm năng kinh tế biển.