Tọa đàm về giống cây trồng biến đổi gen

Tham gia buổi tọa đàm có các nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành và các doanh nhân trong lĩnh vực nông nghiệp như: GS.TS Bùi Chí Bửu, GS.TS Võ Tòng Xuân, GS.VS.TS Trần Đình Long...
Bà Tôn Nữ Thị Ninh, Chủ tịch Quỹ Hòa bình và Phát triển TP Hồ Chí Minh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Xã hội và Giáo dục Trí Việt chủ trì buổi tọa đàm.
Buổi tọa đàm tập trung vào ba chủ đề, là: Những tác động của cây trồng biến đổi gen đối với môi trường, đa dạng sinh học và sức khỏe con người; cây trồng biến đổi gen có phải là giải pháp tối ưu cho ngành nông nghiệp Việt Nam; những tác động của cây trồng biến đổi gen tại Việt nam đối với sản xuất nông nghiệp bền vững, đời sông nhân dân, an ninh lương thực, chủ quyền kinh tế.
Được biết, cây trồng biến đổi gen được đầu tư nghiên cứu và khảo nghiệm tại Việt Nam từ năm 2006. Tuy nhiên, ở Việt Nam và trên thế giới loại cây trồng này vẫn là một đề tài gây nhiều tranh luận trong cả giới lập pháp, cộng đồng học thuật lẫn công chúng.
Có thể bạn quan tâm

Ông Nguyễn Minh Tiến ở thôn Tình Lam, xã Đại Thành (Quốc Oai, Hà Nội) cho hay, hươu sao không kén thức ăn, sức đề kháng cao, ít khi bị bệnh...

Ông Nguyễn Văn Công, GĐ Sở NN-PTNT Đồng Tháp cho biết: Cùng với lúa gạo, xoài, hoa kiểng và cá tra, tỉnh vừa quyết định chọn thêm con vịt vào danh sách tập trung đầu tư.

Ngày 23/5, Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội tổ chức hội nghị tập huấn – tọa đàm “Kỹ năng tổ chức hoạt động hội, lập kế hoạch sản xuất và nâng cao năng lực tiếp cận thị trường” cho Ban Chấp hành các Hội chăn nuôi – tiêu thụ gà đồi Ba Vì, gà đồi Sóc Sơn, gà đồi Sơn Tây, trứng vịt Liên Châu, vịt Vân Đình.

Theo Sở NN&PTNT, gần đây, chăn nuôi trang trại sản xuất hàng hóa trên địa bàn tỉnh Bình Định phát triển nhanh về số lượng và quy mô, tạo thu nhập đáng kể cho người dân trong tỉnh.

Trong những năm trở lại đây, đàn bò trên địa bàn huyện Ninh Sơn (Ninh Thuận) ngày càng phát triển với tổng đàn gần 13.500 con. Để đàn bò phát triển tốt, tháng 10-2014, Phòng Nông nghiệp huyện đã triển khai mô hình “Ủ chua thức ăn” trong chăn nuôi bò, nhằm tận dụng phụ phẩm nông nghiệp như rơm, thân cây mỳ, cây bắp… để chế biến làm thức ăn, tăng hàm lượng dinh dưỡng.