Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cần Cù, Chịu Khó Là Chìa Khoá Thành Công

Cần Cù, Chịu Khó Là Chìa Khoá Thành Công
Ngày đăng: 27/07/2013

Ba năm liền, vợ chồng anh Huỳnh Văn Đặng, chị Phạm Thị Xuân (ngụ tổ 5, ấp Thanh An, xã Mỏ Công, huyện Tân Biên) được bình chọn là hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, nhận được nhiều giấy khen, bằng khen. Nếu thoạt nhìn cơ ngơi bề thế như bây giờ, nhiều người sẽ không tin được gia đình anh Đặng, chị Xuân đã phải nếm trải những ngày tháng hết sức gian nan, cơ cực.

Là con thứ 8 trong gia đình có 9 anh chị em, gia đình đông con, cuộc sống khó khăn, nên ngay từ ngày bé anh Đặng đã có tính tự lập. Đầu những năm 1980, khi đó mới 18 tuổi, anh Đặng đã lên khai khẩn đất ở khu vực ấp Thanh An bây giờ. Đến năm 1985, anh lập gia đình với chị Xuân.

Thời gian đầu, vợ chồng anh Đặng chuyên canh cây lúa, cây đậu xanh nhưng không hiệu quả, nên quyết định chuyển qua trồng mì. “Hoạ vô đơn chí”, mì rớt giá, bán không ai mua, buộc phải đem đổ bỏ. Ở vùng đất mới, cuộc sống cơ cực mà nông sản làm ra lại không tiêu thụ được, nhiều người đã phải bán đất, bỏ xứ mà đi. Riêng vợ chồng anh vẫn quyết bám trụ đến cùng. Năm 1990, anh Đặng quyết định chuyển qua trồng cao su.

Tuy nhiên, khi chuẩn bị khai thác, giá cao su giảm mạnh, buộc lòng anh phải đốn bỏ, bao nhiêu công sức đầu tư gần như đổ sông, đổ biển. Vợ chồng anh Đặng phải làm rất nhiều nghề để kiếm sống: từ lái trâu, lái bò đến lái mì.

Cuối năm 2000, khi thị trường cao su có dấu hiệu phục hồi, vợ chồng anh quyết định “thử thời vận” một lần nữa, tiếp tục trồng cây cao su trên toàn bộ số diện tích đất còn lại. Sự kiên trì của vợ chồng anh rồi cũng đạt được kết quả xứng đáng. 10 ha cao su có hiệu quả kinh tế cao, mang lại nguồn thu lớn cho gia đình, cuộc sống không còn lận đận như xưa. Vợ chồng anh cất nhà, mua sắm tiện nghi, tậu luôn một chiếc ô tô để gia đình đi đây, đi đó.

Anh Đặng tâm sự: “Tôi cảm thấy rất hạnh phúc! Sau 30 năm trời, từ lúc mới mười tám, đôi mươi lên đây lập nghiệp, trải qua bao khó khăn khổ nhọc, bây giờ đã khấm khá hơn. Suy cho cùng, chính sự kiên trì bám trụ với mảnh đất này cùng với sự cần cù, chịu khó, không nản lòng trước khó khăn, đó là chìa khoá thành công”.

Ông Nguyễn Đông Hiền- Chủ tịch Hội Nông dân xã Mỏ Công cho biết: Anh Đặng là một hội viên nông dân điển hình trong nhiều năm, rất năng nổ với công tác Hội nên được bà con tín nhiệm bầu vào BCH Hội Nông dân xã. Thành công của anh hôm nay chính là do sự nỗ lực của bản thân, luôn cần cù, chịu khó trong cuộc sống cũng như trong sản xuất.


Có thể bạn quan tâm

Tọa đàm về nông dân và kinh tế hợp tác Tọa đàm về nông dân và kinh tế hợp tác

Sáng 24.11, Tại Hà Nội, CLB Phóng viên Nông nghiệp, nông dân, nông thôn phối hợp với Báo Nông Thôn Ngày Nay đã tổ chức buổi Tọa đàm về nông dân và kinh tế hợp tác. Các chuyên gia, nhà quản lý và nhiều nhà báo đã quan tâm tới dự, chia sẻ sôi nổi về vấn đề này.

25/11/2015
Một nhà xin rút hộ nghèo, cả bản đổi tư duy Một nhà xin rút hộ nghèo, cả bản đổi tư duy

Những năm gần đây, Quang Chiểu - xã vùng cao biên giới của huyện Mường Lát (Thanh Hóa) luôn dẫn đầu huyện về giảm tỷ lệ hộ nghèo. Dự kiến cuối năm nay, số hộ nghèo của xã còn khoảng 4%.

25/11/2015
Chuẩn bị cho gia súc trước mùa rét Chuẩn bị cho gia súc trước mùa rét

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn T.Ư, từ giữa tuần này các tỉnh miền Bắc sẽ đón đợt rét đậm, rét hại kéo dài.

25/11/2015
Mạnh Thường Quân của đồng bào Pa Kô, Vân Kiều Mạnh Thường Quân của đồng bào Pa Kô, Vân Kiều

Trước năm 2004, đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Kô ở huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) trồng lúa rẫy nhưng năng suất thấp, thường xuyên phải ăn sắn. Đời sống bà con nơi đây đã đổi thay rõ rệt từ khi Tổng Công ty Thương mại Quảng Trị mở nhà máy tinh bột sắn...

25/11/2015
Giá ếch giảm mạnh Giá ếch giảm mạnh

Nhiều hộ nuôi ếch trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp hòa vốn hoặc thua lỗ khi giá ếch liên tục sụt giảm. Hiện ếch thịt được thu mua với giá 25.000 - 28.000 đồng/kg (loại 3 - 5 con/kg), so với vài tuần trước giảm từ 4.000 - 5.000 đồng/kg.

25/11/2015