Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cần Cù, Chịu Khó Là Chìa Khoá Thành Công

Cần Cù, Chịu Khó Là Chìa Khoá Thành Công
Publish date: Saturday. July 27th, 2013

Ba năm liền, vợ chồng anh Huỳnh Văn Đặng, chị Phạm Thị Xuân (ngụ tổ 5, ấp Thanh An, xã Mỏ Công, huyện Tân Biên) được bình chọn là hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, nhận được nhiều giấy khen, bằng khen. Nếu thoạt nhìn cơ ngơi bề thế như bây giờ, nhiều người sẽ không tin được gia đình anh Đặng, chị Xuân đã phải nếm trải những ngày tháng hết sức gian nan, cơ cực.

Là con thứ 8 trong gia đình có 9 anh chị em, gia đình đông con, cuộc sống khó khăn, nên ngay từ ngày bé anh Đặng đã có tính tự lập. Đầu những năm 1980, khi đó mới 18 tuổi, anh Đặng đã lên khai khẩn đất ở khu vực ấp Thanh An bây giờ. Đến năm 1985, anh lập gia đình với chị Xuân.

Thời gian đầu, vợ chồng anh Đặng chuyên canh cây lúa, cây đậu xanh nhưng không hiệu quả, nên quyết định chuyển qua trồng mì. “Hoạ vô đơn chí”, mì rớt giá, bán không ai mua, buộc phải đem đổ bỏ. Ở vùng đất mới, cuộc sống cơ cực mà nông sản làm ra lại không tiêu thụ được, nhiều người đã phải bán đất, bỏ xứ mà đi. Riêng vợ chồng anh vẫn quyết bám trụ đến cùng. Năm 1990, anh Đặng quyết định chuyển qua trồng cao su.

Tuy nhiên, khi chuẩn bị khai thác, giá cao su giảm mạnh, buộc lòng anh phải đốn bỏ, bao nhiêu công sức đầu tư gần như đổ sông, đổ biển. Vợ chồng anh Đặng phải làm rất nhiều nghề để kiếm sống: từ lái trâu, lái bò đến lái mì.

Cuối năm 2000, khi thị trường cao su có dấu hiệu phục hồi, vợ chồng anh quyết định “thử thời vận” một lần nữa, tiếp tục trồng cây cao su trên toàn bộ số diện tích đất còn lại. Sự kiên trì của vợ chồng anh rồi cũng đạt được kết quả xứng đáng. 10 ha cao su có hiệu quả kinh tế cao, mang lại nguồn thu lớn cho gia đình, cuộc sống không còn lận đận như xưa. Vợ chồng anh cất nhà, mua sắm tiện nghi, tậu luôn một chiếc ô tô để gia đình đi đây, đi đó.

Anh Đặng tâm sự: “Tôi cảm thấy rất hạnh phúc! Sau 30 năm trời, từ lúc mới mười tám, đôi mươi lên đây lập nghiệp, trải qua bao khó khăn khổ nhọc, bây giờ đã khấm khá hơn. Suy cho cùng, chính sự kiên trì bám trụ với mảnh đất này cùng với sự cần cù, chịu khó, không nản lòng trước khó khăn, đó là chìa khoá thành công”.

Ông Nguyễn Đông Hiền- Chủ tịch Hội Nông dân xã Mỏ Công cho biết: Anh Đặng là một hội viên nông dân điển hình trong nhiều năm, rất năng nổ với công tác Hội nên được bà con tín nhiệm bầu vào BCH Hội Nông dân xã. Thành công của anh hôm nay chính là do sự nỗ lực của bản thân, luôn cần cù, chịu khó trong cuộc sống cũng như trong sản xuất.


Related news

Chuyện Làm Ăn Ở Những Hợp Tác Xã Kiểu Mới Chuyện Làm Ăn Ở Những Hợp Tác Xã Kiểu Mới

Làm ăn bây giờ mà không hợp tác, liên kết khó có thể thành công! Liên kết ở đây là mối liên kết “4 nhà”, cốt lõi nhất là liên kết giữa nhà nông với doanh nghiệp để ký kết hợp đồng “đầu vào, đầu ra”. Nhiều hợp tác xã (HTX) ở ĐBSCL đã làm được điều này và trở thành những HTX kiểu mới điển hình.

Thursday. February 13th, 2014
Hứa Hẹn Từ Dubai Hứa Hẹn Từ Dubai

Tuy kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Dubai trong năm 2013 còn khiêm tốn, nhưng thị trường này đang mở ra khá nhiều hấp lực với doanh nghiệp Đồng Nai. Hàng hóa khi đã vào được Dubai thì dễ dàng sang các nước Trung Đông, châu Phi.

Thursday. February 13th, 2014
Đầu Tư Hơn 2 Tỷ Đồng Phát Triển Rừng Trên Đất Nuôi Tôm Đầu Tư Hơn 2 Tỷ Đồng Phát Triển Rừng Trên Đất Nuôi Tôm

Năm 2014, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bạc Liêu sẽ được đầu tư cho trồng và chăm sóc rừng (từ năm 2014 - 2016) với kinh phí hơn 2 tỷ đồng; trong đó, trồng rừng trên đất nuôi tôm hơn 71ha.

Thursday. February 13th, 2014
Bình Thuận Được Mùa Cá Cơm Bình Thuận Được Mùa Cá Cơm

Sau chuyến biển xuất hành đầu năm, ngư dân Phan Thiết (Bình Thuận) trở về với những khoang cá cơm đầy ắp. Ở các bến bãi, bến cảng tấp nập tàu thuyền tập kết, mỗi thuyền khai thác ít cũng được vài ba tấn cá, có thuyền lên đến cả chục tấn.

Friday. February 14th, 2014
Quy Trình Nuôi Tôm Theo Thực Hành Viet GAP Quy Trình Nuôi Tôm Theo Thực Hành Viet GAP

Sóc Trăng tự hào là vùng nuôi tôm công nghiệp đứng đầu cả nước, sản lượng tôm nuôi và chế biến xuất khẩu chiếm tương đương 20% giá trị xuất khẩu tôm của cả nước. Người nuôi tôm ở Sóc Trăng đã không ngừng đầu tư ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và quy trình nuôi tiên tiến hơn, năng suất, chất lượng cao hơn.

Friday. February 14th, 2014