Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cần Có Chính Sách Hỗ Trợ Phát Triển Kinh Tế Trang Trại

Cần Có Chính Sách Hỗ Trợ Phát Triển Kinh Tế Trang Trại
Ngày đăng: 30/06/2013

Trong thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh bước đầu hình thành một số mô hình kinh tế trang trại (KTTT), góp phần tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, dần đưa sản xuất nông nghiệp trở thành sản xuất hàng hóa, tạo giá trị sản phẩm, tạo việc làm cho hàng nghìn lao động nông thôn. Song, phát triển KTTT đang bộc lộ những khó khăn, bất cập, cần có cơ chế chính sách phù hợp...

Cán bộ Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh tham quan trang trại trồng cây ăn quả của ông Nguyễn Ích Nông, xã Bạch Đằng (Hòa An).

THÀNH TỰU BƯỚC ĐẦU

Theo Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh, toàn tỉnh hiện có 259 trang trại, trong đó có 104 trang trại được cấp Giấy chứng nhận KTTT (theo tiêu chí cũ). Các trang trại chủ yếu ở các huyện: Hòa An, Trà Lĩnh, Phục Hòa, Nguyên Bình và Thị xã... KTTT ở tỉnh đang phát triển đa dạng theo nhiều loại hình sản xuất, trên các lĩnh vực: trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp, mô hình vườn - ao - chuồng (VAC), vườn - ao - chuồng - rừng (VACR)...

Điển hình như trang trại của ông Nông Văn Sìu ở xã Thịnh Vượng (Nguyên Bình). Khởi nghiệp từ 26 ha đất trống đồi núi trọc được Nhà nước cấp từ năm 1992, ông Sìu đã thuê người trồng và chăm sóc hơn 2.000 cây sa mộc, 1.000 cây ăn quả các loại, đầu tư nuôi 100 đàn ong để lấy mật. Hiện nay, trang trại của ông cho thu nhập hơn 100 triệu đồng/năm, tạo việc làm cho 5 lao động địa phương với mức lương bình quân 1,3 triệu đồng/người/tháng.

Trang trại nuôi trồng thủy sản của ông Lê Đức Tân tại xã Chu Trinh (Thị xã) với hệ thống ao nuôi cá các loại diện tích 5.000 m2 mặt nước, hằng năm thu hoạch trên 5 tấn cá, thu nhập hơn 100 triệu đồng. Ngoài ra, còn có hàng trăm trang trại sản xuất với hình thức phong phú đang từng bước phát triển cho thu nhập bình quân mỗi trang trại đạt từ 40 -50 triệu đồng/năm.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay, nếu căn cứ theo Thông tư số 27/2011/TT -BNNPTNT ngày 13/4/2011 của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhận KTTT (tiêu chí mới), thì trên địa bàn tỉnh ta có rất ít trang trại đạt tiêu chuẩn.

KHÓ KHĂN CẦN THÁO GỠ

Theo ông Nông Văn Nhậm, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh, một trong những nguyên nhân làm cho KTTT chậm phát triển, do hầu hết các huyện chưa có quy hoạch, kế hoạch phát triển KTTT, dẫn đến việc phát triển KTTT mang tính tự phát. Vì không có quy hoạch nên khi hộ nông dân có điều kiện muốn xây dựng mô hình KTTT thì chính quyền địa phương thường lúng túng trong điều hành, không tạo được sự liên kết giữa phát triển trang trại với sự hình thành các vùng sản xuất tập trung và định hướng phát triển chung của toàn vùng.

Vẫn còn những trang trại giống như vườn tạp, chỉ là mô hình VAC hoặc VAC cải tiến. Việc giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chủ trang trại thực hiện chậm; thời hạn thuê đất còn ngắn và chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất dẫn đến các chủ trang trại chưa yên tâm đầu tư vào sản xuất.

Chính sách phát triển KTTT còn nhiều bất cập, các trang trại khó khăn và thiếu thông tin trong việc tiếp cận các chính sách; phần lớn các chủ trang trại chưa được hưởng các chính sách ưu đãi của Nhà nước về tín dụng..., do chưa được cấp giấy chứng nhận trang trại. Nhiều chủ trang trại chưa nắm được nhu cầu thị trường nên sản xuất thụ động, hiệu quả thấp.

Một vấn đề khác, là đa số các trang trại đều thiếu vốn dẫn đến việc đầu tư không đồng bộ, chưa đủ sức đầu tư theo chiều sâu, trong khi các trang trại lại khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng.

Ông Nguyễn Ích Nồng, chủ trang trại tổng hợp (trồng cây ăn quả, hoa, cây cảnh, nuôi ong, nuôi gia cầm) ở xóm Nà Roác, xã Bạch Đằng (Hòa An) cho biết: Trang trại của gia đình tôi có diện tích trên 3 ha, hiện đang trồng hơn 700 cây ăn quả các loại, hơn 300 cây lâm nghiệp (lát, trúc sào) và nuôi trên 200 con gia cầm... Trừ chi phí, trang trại cho thu nhập trên 200 triệu đồng/năm. Năm 2011, trang trại được huyện Hòa An cấp Giấy kinh doanh trang trại. Do cần vốn để đầu tư mở rộng sản xuất, tôi đến ngân hàng vay vốn nhưng không được chấp nhận vì ngân hàng yêu cầu phải có Giấy chứng nhận KTTT.

Ngoài ra, thủ tục vay vốn cũng rất rườm rà, ngoài Giấy chứng nhận KTTT, ngân hàng còn cần nhiều loại giấy tờ khác, như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tín chấp đảm bảo đầu ra của sản phẩm... Vấn đề này dẫn đến một số chủ trang trại không muốn đi vay vốn. Ngoài ra, thời hạn cho vay của các tổ chức tín dụng chưa phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh, chưa tạo điều kiện để các trang trại đầu tư phát triển lâu dài.

Để KTTT của tỉnh phát triển nhanh, tương xứng với tiềm năng, cấp ủy, chính quyền các địa phương cần sớm xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển KTTT phù hợp với thực tiễn của từng địa phương, gắn với sự hình thành các vùng sản xuất tập trung và định hướng phát triển chung của toàn vùng. Đồng thời, tỉnh cần ban hành kịp thời các cơ chế, chính sách về đất đai, tiêu thụ sản phẩm, tín dụng..., để hỗ trợ KTTT phát triển bền vững và đạt theo tiêu chí mới; tạo điều kiện cho các chủ trang trại tham quan, học tập kinh nghiệm tại các địa phương khác..


Có thể bạn quan tâm

Phân bón giả và nỗi đau thật Phân bón giả và nỗi đau thật

Nằm cách trung tâm TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk chưa đầy 3km, phường Tân Lập được xem là vùng chuyên canh rau quả cung cấp chính cho thị trường thành phố.

30/11/2015
Xuất khẩu rơm sang Nhật làm chiếu và thức ăn gia súc Xuất khẩu rơm sang Nhật làm chiếu và thức ăn gia súc

Phụ phẩm sau thu hoạch lúa của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) như rơm, rạ có cơ hội được sử dụng làm chiếu và thức ăn cho bò.

30/11/2015
Sao nông nghiệp lại sợ TPP Sao nông nghiệp lại sợ TPP

“Chúng ta cứ loay hoay với chuyện nuôi con gì, trồng cây gì; chuyện được mùa rớt giá, được giá mất mùa. Mô hình này là lời giải sinh động cho những tồn tại của nền nông nghiệp Việt Nam. Điều tôi trăn trở nhất là làm sao có chính sách khuyến khích các mô hình tương tự”

30/11/2015
Khi đã có niềm tin Khi đã có niềm tin

Những thông tin từ hệ thống Thống kê của Tổ chức Lương thực và nông nghiệp Liên hiệp quốc (FAOSTAT) cho thấy một chuyện... không vui: Hạt điều, tiêu đen đều chiếm vị trí số 1 cả về lượng và giá trị, nhưng giá bán hạt điều xếp thứ 6, tiêu đen thứ 8.

30/11/2015
Học nhiều, hành không nổi Học nhiều, hành không nổi

Trong những ngày gần đây, chuyện hàng nghìn buồng chuối tiêu hồng “ế nẫu” làm “nẫu lòng” các hộ nông dân tại xã Liên Châu (huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc) một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về phương cách làm nông nghiệp tự phát, phi thị trường, đầy rủi ro.

30/11/2015