Nuôi Trồng Kết Hợp Bông Súng - Cá
Ông Nguyễn Văn Hơn cư ngụ ở ấp Đồng Lớn 2, xã Vĩnh Mỹ B, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu thực hiện mô hình trồng bông súng kết hợp nuôi cá trên diện tích 14 công tầm cấy (1,82 ha) đã 3 năm nay, cho hiệu quả rất cao.
* Lợi nhuận trên 100 triệu đồng/ha/năm
Ông Nguyễn Văn Hơn cư ngụ ở ấp Đồng Lớn 2, xã Vĩnh Mỹ B, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu thực hiện mô hình trồng bông súng kết hợp nuôi cá trên diện tích 14 công tầm cấy (1,82 ha) đã 3 năm nay, cho hiệu quả rất cao.
Trước đây ông trồng bồn bồn và tận dụng mương bao trồng bông súng. Khi tính hiệu quả kinh tế, ông thấy: bông súng rất dễ trồng, chi phí thấp, thu nhập cao hơn bồn bồn 2 - 3 lần. Do đó, từ năm 2006, ông thuê máy cuốc, ủi hầm toàn bộ diện tích 14 công tầm cấy để trồng bông súng và kết hợp nuôi cá. Hàng năm, thu nhập từ mô hình này lợi nhuận trên 100 triệu đồng.
Ông Hơn cho biết: Lúc đầu chỉ tốn công trồng bông súng bằng củ (củ có kích cỡ bằng ngón chân cái), trồng với khoảng cách 2m x 2m. Khi củ nẩy chồi, giữ mực nước ổn định 1,2m trong suốt vụ. Sau 2 tháng, bắt đầu cho thu hoạch. Trồng bông súng hầu như không có sâu bệnh, ít tốn phân bón, chỉ bón phân vào 2 tháng trời trở chướng (tháng 11 - 12 âm lịch) để bông súng không bị nổi và cung cấp dưỡng chất cho bông súng phát triển tốt (định kỳ 20 ngày bón phân 50 kg phân DAP cho toàn bộ diện tích).
Bông súng cho thu hoạch hàng ngày và liên tục trong 10 tháng. Chỉ nhổ những bông súng đã nở hoa, cọng dài khoảng 1,4m, mỗi ngày gia đình ông Hơn thu hoạch khoảng 150 - 200 kg, bán cho thương lái với giá 3.000 đồng/kg, thu 450.000 - 600.000 đồng. Trong quá trình trồng bông súng ông kết hợp nuôi các loại cá đồng như cá lóc, rô, trê, cá mè, chép, rô phi...
Cá thả mức độ vừa phải cho chúng ăn thức ăn tự nhiên trong vuông bông súng mà không phải bổ sung thêm thức ăn. Ông thu hoạch cá trước khi chuẩn bị cải tạo vuông để trồng vụ bông súng mới, tổng thu bình quân từ cá khoảng 20 triệu đồng. Ông tính toán, mỗi năm lợi nhuận từ mô hình đạt trên 100 triệu đồng/ha.
Có thể bạn quan tâm
Theo một số hộ kinh doanh cá giống, thời gian gần đây, sức mua cá giống giảm mạnh. Người ương, bán cá giống vì vậy ngày càng thu hẹp quy mô.
Nhằm thay đổi phương thức nuôi tôm quảng canh sang nuôi công nghiệp để nâng cao hiệu quả kinh tế, huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) đã triển khai dự án nuôi thử nghiệm công nghiệp tôm thẻ chân trắng tại 6 hộ dân trên địa bàn xã Hải Lạng.
Đầm Dơi là huyện có diện tích nuôi tôm công nghiệp lớn nhất tỉnh Cà Mau. Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, những năm qua, cấp ủy và UBND huyện, xã, thị trấn có kế hoạch chỉ đạo cụ thể, sát thực tế, ngành chuyên môn tích cực tổ chức thực hiện, nhân dân có quyết tâm cao nên diện tích phát triển nuôi tôm công nghiệp trên địa bàn huyện không ngừng tăng lên.
Với trách nhiệm của mình, thời gian qua Bộ Công Thương đã phối hợp với các bộ ngành liên quan có những giải pháp phù hợp để giải quyết những tranh chấp thương mại, xóa bỏ những rào cản kỹ thuật mà một số nước đã áp đặt lên một số mặt hàng thủy sản có ưu thế của Việt Nam.
Sáng 19-4, tại xã Thụy Tân, huyện Thái Thụy (tỉnh Thái Bình), Công ty TNHH chế biến thủy sản Thụy Hải đã đưa vào hoạt động Nhà máy chế biến bột cá công suất 450 tấn cá nguyên liệu/ngày. Đây là một trong những nhà máy chế biến bột cá hiện đại và có quy mô lớn nhất châu Á.