Cần cơ chế kích cầu sản xuất rau an toàn
Bởi quá trình thực tiễn cho thấy, tiêu thụ rau, đặc biệt là rau an toàn không hề đơn giản như hiều chuyên gia và DN ngoài ngành vẫn nghĩ.
Do đó, để RAT thực sự bứt phá mạnh mẽ, từ đó đem lại lợi ích to lớn cho xã hội, rất cần Trung ương và thành phố Hà Nội có những cơ chế chính sách ưu đãi mang tính đột phá cho lĩnh vực vô cùng nhạy cảm này.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, hiện thành phố Hà Nội có rất nhiều chính sách ưu đãi dành cho lĩnh vực RAT nhưng phần lớn các hỗ trợ chỉ tập trung vào khâu SX và xây dựng cơ sở hạ tầng. Trong khi đó, thực tế cần hỗ trợ nhất hiện nay chính là khâu tiêu thụ, phân phối lại gần như chưa có gì.
Được biết, trước đây thành phố Hà Nội từng hỗ trợ Hapro lãi suất vốn vay 0%/năm để tiêu thụ sản phẩm RAT với kỳ vọng đưa Hapro trở thành đầu tàu thúc đẩy RAT phát triển. Tuy nhiên, đến thời điểm này có thể khẳng định, kết quả tiêu thụ RAT của Hapro không đạt những gì thành phố kỳ vọng.
Sau đó, Sở NN-PTNT Hà Nội tiếp tục thí điểm chính sách hỗ trợ trực tiếp các điểm tiêu thụ RAT mỗi tháng 2 triệu/đồng thông qua Sàn giao dịch Rau quả & Thực phẩm an toàn Hà Nội (sanbanbuon.vn), nhưng chỉ một thời gian ngắn sau phải tạm dừng vì…không có cơ chế chính sách.
Theo chia sẻ thật lòng của một số DN kinh doanh RAT, với chi phí mặt bằng đắt đỏ như Hà Nội hiện nay thì bán RAT sẽ cầm chắc lỗ bởi không lợi nhuận nào bù đắp nổi. Do đó, bắt buộc giá rau phải cao hơn thị trường rất nhiều. Một khi giá cao sẽ phải chọn lọc khách hàng nên sản lượng sẽ rất thấp.
Chưa kể, nếu phải bán giá cạnh tranh với rau trong chợ, nhiều đơn vị sẽ buộc phải làm ăn gian dối từ đó dẫn tới thật giả lẫn lộn, làm mất niềm tin người tiêu dùng. Mà một khi người tiêu dùng và xã hội mất niềm tin thì người SX không bán được đúng giá trị RAT cũng như không có động lực SX.
Trao đổi với chúng tôi, bà Nguyễn Thu Hà, Giám đốc Marketing thương hiệu Rau sạch Liên Thảo cho biết, là DN có thế mạnh về lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông, nhưng khi bắt tay vào làm rau sạch đơn vị gặp phải những khó khăn mà trước đây chưa từng nghĩ tới.
Do đó, thay vì kỳ vọng phát triển ồ ạt như lúc ban đầu, nay Liên Thảo đã chuyển mục tiêu sang phát triển bền vững, chậm mà chắc. Được biết, hiện mỗi ngày Liên Thảo cung cấp ra thị trường 3 - 5 tấn RAT qua hệ thống các siêu thị, cửa hàng thực phẩm sạch trên toàn Thủ đô.
Theo chia sẻ của bà Hà, tiêu thụ RAT ở Hà Nội còn gặp một số khó khăn trong việc thực hiện các thủ tục hành chính. Ngay như việc xin giấy phép để quảng cáo gặp rất nhiều khó khăn vì hiện cơ quan chức năng mới chỉ có quy định về RAT chứ chưa có khái niệm rau sạch nên các cơ quan cấp phép lúng túng không biết xử lí như thế nào.
Rồi khi đơn vị muốn treo quảng cáo rau sạch Liên Thảo lên thùng xe chở hàng không biết xin phép ở đâu bởi bên Sở Giao thông - vận tải và Sở Du lịch đều cho rằng cái đó không thuộc trách nhiệm của mình…
Anh Hường rất mong các cơ quan làm nhiệm vụ tạo điều kiện để xe chở rau vào các tuyến phố, bởi thời gian giao hàng thường vào lúc sáng sớm (trước 7h sáng) nên lượng người tham gia giao thông khi đó chưa phải là cao điểm.
Còn theo anh Ngô Văn Hường, một lái xe tải chuyên chở RAT cho hệ thống siêu thị trên địa bàn thành phố Hà Nội thì khổ trăm bề. Theo lái xe Hường, hiện có những tuyến phố ở Hà Nội cấm xe tải 24/24 như đường Nguyễn Trãi chẳng hạn nên nhiều lúc anh phải đi liều để đưa rau cho siêu thị đúng giờ nên việc bị lực lượng chức năng bắt giữ là không thể tránh khỏi.
Ông Nguyễn Duy Hồng, Chi cục trưởng Chi cục BVTV Hà Nội nhấn mạnh rằng, rau là thực phẩm thiết yếu mà mọi người dân Thủ đô đều phải sử dụng mỗi ngày nên khi chuỗi tiêu thụ RAT đi vào hoạt động ổn định, hiệu quả ý nghĩa xã hội, ý nghĩa cuôc sống đem lại vô cùng to lớn.
Tuy nhiên, do là ngành kinh doanh đặc thù trong ngày, lãi suất thấp, rủi ro lại rất cao nên rất cần các cơ quan ban ngành Trung ương, đặc biệt là thành phố tạo mọi điều kiện, đặc biệt là trong khâu tiêu thụ để thúc đẩy chuỗi RAT phát triển.
Bởi hiện nay diện tích chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong SX rau đã đạt 5.000 ha. Nếu khâu phân phối tiêu thụ không bắt kịp, đáp ứng được khâu SX sẽ không thể khuyến khích người dân, DN đầu tư vào lĩnh vực RAT.
Có thể bạn quan tâm
Khoảng 5 năm trở lại, nhiều diện tích nuôi tôm ở vùng hạ triều thường xuyên xảy ra dịch bệnh và chết do ô nhiễm môi trường, khiến hàng ngàn hộ lao đao. Bà con ngư dân mạnh dạn chuyển những vùng nuôi tôm bị ô nhiễm sang nuôi xen ghép tôm và các loại cá, cua. Hình thức nuôi này hạn chế dịch bệnh và mang lại hiệu quả khả quan.
Giá lợn thịt, gà thịt chìm dài trong tình trạng giá bán thấp hơn giá thành sản phẩm khiến người chăn nuôi bị thua lỗ nặng. Cùng với đó, xuất hiện việc các thương lái thu gom lợn mỡ, trọng lượng hơn 1 tạ tại các trang trại, gia trại xuất tiểu ngạch sang Trung Quốc. Thực tế này khiến nhiều người chăn nuôi lo ngại.
Với nghề sản xuất hương thơm, ông Nguyễn Văn Khoa (54 tuổi), trú tại khu phố 2, thị trấn Cửa Việt, Gio Linh, Quảng Trị, đã có thu nhập trên 150 triệu đồng mỗi năm.
Phát triển chăn nuôi gia cầm tập trung theo hình thức bán công nghiệp đang là sự lựa chọn của nhiều hộ gia đình, giúp duy trì và ổn định nguồn cung sản phẩm ra thị trường. Từ hướng phát triển kinh tế này đã xuất hiện nhiều mô hình chăn nuôi hiệu quả, điển hình là mô hình chăn nuôi gà bán công nghiệp kết hợp thả vườn đồi của gia đình bà Nguyễn Thị Thu thôn Cường Bắc, Xã Nam Cường, TP Yên Bái.
Theo nhiều điểm bán trái cây ở khu vực nội ô TP Cần Thơ, gần đây nhiều loại trái cây ở khu vực ĐBSCL đã vào mùa thu hoạch rộ, nguồn cung tăng dẫn đến giá giảm.