Cần có biện pháp bảo tồn cây xáo tam phân
Chỉ còn 3 cây lớn
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa về triển khai đề tài khoa học bảo tồn phát triển cây xáo tam phân, kỹ sư Trần Trung Thạch (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cùng các cộng sự đã thực hiện đề tài “Điều tra, đánh giá phân bổ và đề xuất biện pháp bảo tồn cây xáo tam phân tại Khánh Hòa”.
Người dân ở xã Ninh Vân (thị xã Ninh Hòa) trồng cây xáo tam phân tại nhà
Kỹ sư Thạch và các cộng sự đã thực hiện điều tra ở 28 xã, phường thuộc 5 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh, với tổng diện tích lên đến hơn 4.257ha; trong đó có 27 xã, phường phát hiện có cây xáo tam phân.
Tuy nhiên, do cây xáo tam phân được nhiều người tin rằng có thể chữa được bệnh ung thư và một số bệnh khác nên đã bị khai thác triệt để, đặc biệt là ở xã Ninh Vân (thị xã Ninh Hòa).
Chính vì vậy, trong 18 tháng thực hiện đề tài, kỹ sư Thạch chỉ ghi nhận có 3 cây xáo tam phân lớn và 48 cây xáo tam phân tái sinh từ hạt và rễ.
Theo kỹ sư Thạch, cây xáo tam phân bắt đầu được phát hiện và khai thác từ năm 2012, kéo dài đến nay. Tuy nhiên từ đầu năm 2014, người khai thác rất hiếm khi phát hiện ra loài cây này. Năm 2012, giá xáo tam phân khoảng 50.000 - 60.000 đồng/kg nhưng hiện nay đã tăng lên 1 - 3 triệu đồng/kg. Do bị khai thác cạn kiệt nên thời gian gần đây xuất hiện thông tin có đối tượng đã trộn lẫn rễ, thân cây khác vào xáo tam phân để bán.
Cần biện pháp bảo tồn
Từ thực trạng cây xáo tam phân bị khai thác cạn kiệt và có nguy cơ tuyệt diệt, kỹ sư Thạch cho rằng biện pháp bảo tồn là cần thiết và phải thực hiện nhanh chóng trong thời gian ngắn.
Theo đó, hiện nay không nên bảo tồn tại chỗ mà nên áp dụng phương pháp bảo tồn chuyển vị, có nghĩa là chuyển cây xáo tam phân về nơi có điều kiện sống phù hợp để bảo vệ, nhân giống.
Biện pháp tốt nhất là chọn cây mẹ khỏe, phát triển tốt, không gây bệnh để tạo nguồn gen bảo tồn; xây dựng vườn ươm giống để theo dõi, phát triển, lựa chọn cây mẹ; nghiên cứu chọn các phương pháp tạo nguồn gen.
Tiến sĩ Nguyễn Đình Mến (Viện trưởng Viện Khoa học lâm nghiệp Nam Trung Bộ - Tây Nguyên) cũng khẳng định lượng xáo tam phân trong tự nhiên còn quá ít nên không thể bảo tồn tại chỗ.
Ông Mến chia sẻ thông tin hiện nay có khoảng 5.000 cây xáo tam phân đã được người dân ươm trồng rải rác ở nhiều địa phương. Đây là nguồn xáo tam phân quý để cơ quan chức năng xem xét bảo tồn.
Bên cạnh việc bảo vệ, kỹ sư Thạch còn kiến nghị Bộ Y tế có kết luận hoặc tiếp tục nghiên cứu thêm dược tính, hiệu quả sử dụng của cây xáo tam phân để địa phương có kế hoạch quản lý, sử dụng, phát triển.
Ngoài ra, Sở Khoa học và Công nghệ cần xây dựng chiến lược bảo tồn, giám sát loài xáo tam phân; xây dựng cơ chế quản lý, phối hợp trong việc phát triển cây xáo tam phân.
Có thể bạn quan tâm
Chiều 28/4, Sở NN&PTNT tỉnh phối hợp với Công ty TNHH Mekong Tomland Việt Nam hội thảo bàn giải pháp quản lý vùng nuôi tôm tỉnh Cà Mau.
Giống cây trồng quyết định không nhỏ đến năng suất, chất lượng nông sản. Điều đáng lo ngại hiện nay là thị trường giống cây trồng còn quá nhiều kẽ hở.
Tỉnh Hải Dương có diện tích trồng ngô khá lớn với hơn 4.000 ha, phân bổ khá đều ở tất cả các địa phương trong tỉnh. Trong đó, huyện Thanh Miện trồng hơn 500 ha, Gia Lộc 500 ha, Nam Sách hơn 400 ha, Cẩm Giàng gần 400 ha…
Nhiều ngày qua, tại khu vực Đông Nam tỉnh Gia Lai, các hộ dân bắt đầu hái đợt quả xoài chín đầu tiên để bán cho thương lái. Ước tính, mỗi ngày các thương lái gom mua và chuyển đến các nơi khác để bán khoảng 4 tấn xoài.
Các vườn xoài cát núm đem lại thu nhập khá cao cho nhà vườn, giá xoài cát núm đầu mùa 22.000- 25.000 đ/kg, xoài Đài Loan không dưới 20.000 đ/kg, thương lái tới lui nườm nượp. Nhưng đó là chuyện của hơn tháng trước, còn hiện nay nhiều nhà vườn rầu rĩ khi giá xoài “sựng ngược, rớt giá đỡ hổng nổi”.