Cận cảnh nho dại lừa dân Hà Thành 2 triệu
Được biết, đây là loại nho nhập từ nước ngoài về. Loại nho này mỗi chùm chỉ vài quả, tròn mọng, to bằng đầu ngón tay. Điểm đặc biệt nhất của chúng là sự “trong suốt”, có thể nhìn thấu từ vỏ vào bên trong của trái.
Chính vì vậy nên loại nho này được đặt một cái tên khá “mĩ miều”: Nho chuỗi ngọc.
Loại quả này ăn có vị chua thanh, không ngọt như các giống nho khác. Khi chín, quả có 4 màu đỏ, đen, hồng và trắng.
Tuy nhiên, loại quả này có nguồn gốc không hề “sang chảnh” như cái tên của nó.
Được biết, nho chuỗi ngọc vốn dĩ là một loại quả mọc ven đường tại các quốc gia Châu Âu như Anh, Pháp, Hà Lan…
Tên thật của loại quả này là Ribes (quả lý chua), được trồng tại các khu vực ôn đới, cho năng suất rất cao.
Cây thuộc dạng cây bụi thường, cao tới 1-1,5 m. Một bụi cây có thể cho tới 3-4 kg.
Đường kính quả khoảng 8-12 mm. Mỗi chùm có từ 3-10 quả.
Loại quả này dễ mọc tới mức bị coi như một loại cây dại.
Quả chín mọng vào khoảng thời gian từ giữa đến cuối mùa hè.
Khi chín, quả có màu đỏ tươi, rất thu hút các loại chim, đặc biệt là bồ câu.
Nho chuỗi ngọc có hàm lượng vitamin A, C rất lớn, tốt cho sức khỏe, tim mạch. Quả nho chuỗi ngọc có thể chế biến thành các loại đồ ăn, uống khác nhau như mứt, thạch, kem, rượu…
Tại một số shop hoa quả nhập khẩu và siêu thị ở Việt Nam hiện chưa có loại quả này, thậm chí nhân viên còn chưa bao giờ nghe tên và tỏ ra khá ngạc nhiên với giá cao ngất của nó
Related news
Ông Trần Bá Đề, Phó Chủ tịch Hội nông dân xã Noong Hẹt, huyện Điện Biên cho biết: Chỉ cách đây vài năm, Noong Hẹt là xã thuần nông. Xác định mục tiêu để phát triển kinh tế là chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn theo hướng tăng dần tỷ lệ lao động phi nông nghiệp để xây dựng nông thôn mới nên việc học nghề và đào tạo nghề phụ cho lao động nông thôn đã được xã Noong Hẹt quan tâm và phát triển.
Với lợi thế về đất đai, đồi rừng, ao hồ, sông suối và nhất là nguồn lao động trong nông thôn dồi dào, tỉnh Điện Biên xác định tập trung phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, thuỷ cầm... góp phần xoá đói giảm nghèo cho dân.
Cùng với một số huyện trên địa bàn tỉnh, dự án Danida do Chính phủ Đan Mạch viện trợ ở Tủa Chùa đang được triển khai, thực hiện có hiệu quả, góp phần giúp địa phương hoàn thiện về cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.
Những năm qua, huyện Mường Nhé đã tập trung chỉ đạo đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, đưa giống mới năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất nhằm nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp, tăng thu nhập cho người nông dân.
Những năm gần đây Thanh Luông được đánh giá là xã có tốc độ chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhanh và mạnh của huyện Điện Biên.