Cán cân thương mại khu vực phía Nam nghiêng về xuất siêu

Khu vực phía Nam gồm 20 tỉnh, thành phố là khu vực kinh tế năng động, có nhiều trung tâm công nghiệp và thương mại lớn nhất cả nước; thu hút hơn 55% vốn FDI và chiếm 90% trữ lượng dầu cả nước. Hoạt động xuất nhập khẩu của khu vực này có chuyển biến tích cực, mặt hàng xuất khẩu đa dạng, phong phú, thị trường xuất khẩu được mở rộng.
Theo báo cáo của Cục Công nghiệp địa phương (Bộ Công Thương) kim ngạch xuất khẩu năm 2014 toàn khu vực phía Nam đạt 73,93 tỷ USD (chiếm tỷ trọng 50% so với cả nước), tăng 14,87% so với năm 2013, cao hơn mức tăng bình quân cả nước (13,6%). Trong 7 tháng đầu năm 2015, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa thực hiện 46,23 tỷ USD, đạt 57,9% kế hoạch năm, tăng 18,85% so với cùng kỳ năm 2014, cao hơn mức tăng bình quân cả nước (9,5%).
Bên cạnh xuất khẩu, kim ngạch nhập khẩu năm 2014 toàn khu vực thực hiện 68,42 tỷ USD (chiếm tỷ trọng 46,23% so với cả nước), tăng 13,83% so với năm 2013, cao hơn mức tăng bình quân cả nước (12,1%). 7 tháng đầu năm 2015, tổng kim ngạch nhập khẩu thực hiện 42,34 tỷ USD, đạt 61,19% kế hoạch năm và tăng 16,86% so với cùng kỳ, cao hơn mức tăng bình quân cả nước (16,4%).
Như vậy, cán cân thương mại xuất nhập khẩu của khu vực phía Nam năm 2014 và 7 tháng đầu năm 2015 đều giữ vị trí xuất siêu (Năm 2014 xuất siêu 5,5 tỷ USD và 7 tháng 2015 là 3,9 tỷ USD).
Để duy trì cán cân xuất siêu, các tỉnh thành tiếp tục thực hiện nhiều biện pháp thúc đẩy xuất khẩu, kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu đối với các mặt hàng không khuyến khích và các mặt hàng trong nước đã sản xuất được. Thường xuyên cập nhật và phổ biến kịp thời tình hình triển khai các hiệp định thương mại đã được ký kết; nắm bắt các thông tin về thị trường thế giới nhất là những thị trường và mặt hàng xuất khẩu trọng điểm.
Có thể bạn quan tâm

Trong khuôn khổ các hoạt động chào mừng Festival Biển 2013, vừa qua, Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Yến sào Khánh Hòa tổ chức Hội thảo khoa học phát triển nghề nuôi chim yến tại Việt Nam. Gần 100 nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành về nghề nuôi chim yến trong cả nước tham dự.

Trước tình trạng hàng trăm ha mía của nông dân đã chín và tới kỳ thu hoạch, nhưng chưa được Nhà máy đường Phổ Phong thu mua, khiến những diện tích trên đang đứng trước nguy cơ mất mùa do nắng nóng, mía trổ cờ, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi đã có văn bản chỉ đạo việc thu mua mía.

Trong khi người trồng lúa đang như ngồi trên lửa vì giá lúa rớt thê thảm, thì người trồng bắp (ngô) ở ĐBSCL đang có lợi nhuận khá cao, ngay trên những mảnh đất trước đây từng là đất lúa.

Nhằm giúp nông dân có định hướng nuôi trồng thủy sản gắn với tiêu thụ sản phẩm, phát huy thế mạnh và phát triển kinh tế - xã hội địa phương, Phòng Nông nghiệp – Phát triển nông thôn huyện An Phú phối hợp với Trung tâm Giống thủy sản An Giang (đơn vị chuyển giao kỹ thuật) đã triển khai dự án “Mô hình ứng dụng khoa học công nghệ phát triển nuôi cá sặc rằn”, từ tháng 3 - 2011 đến tháng 3 - 2013.

Với lợi thế có vùng đất bãi trù phú ven sông Đáy, trong những năm qua, trên địa bàn huyện Hoài Đức đã hình thành một số vùng trồng cây ăn quả theo hướng tập trung cho thu nhập cao. Tuy nhiên, để nhân rộng những mô hình này, huyện cần có quy hoạch sản xuất cụ thể, trọng tâm hơn.