Cán cân thương mại khu vực phía Nam nghiêng về xuất siêu

Khu vực phía Nam gồm 20 tỉnh, thành phố là khu vực kinh tế năng động, có nhiều trung tâm công nghiệp và thương mại lớn nhất cả nước; thu hút hơn 55% vốn FDI và chiếm 90% trữ lượng dầu cả nước. Hoạt động xuất nhập khẩu của khu vực này có chuyển biến tích cực, mặt hàng xuất khẩu đa dạng, phong phú, thị trường xuất khẩu được mở rộng.
Theo báo cáo của Cục Công nghiệp địa phương (Bộ Công Thương) kim ngạch xuất khẩu năm 2014 toàn khu vực phía Nam đạt 73,93 tỷ USD (chiếm tỷ trọng 50% so với cả nước), tăng 14,87% so với năm 2013, cao hơn mức tăng bình quân cả nước (13,6%). Trong 7 tháng đầu năm 2015, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa thực hiện 46,23 tỷ USD, đạt 57,9% kế hoạch năm, tăng 18,85% so với cùng kỳ năm 2014, cao hơn mức tăng bình quân cả nước (9,5%).
Bên cạnh xuất khẩu, kim ngạch nhập khẩu năm 2014 toàn khu vực thực hiện 68,42 tỷ USD (chiếm tỷ trọng 46,23% so với cả nước), tăng 13,83% so với năm 2013, cao hơn mức tăng bình quân cả nước (12,1%). 7 tháng đầu năm 2015, tổng kim ngạch nhập khẩu thực hiện 42,34 tỷ USD, đạt 61,19% kế hoạch năm và tăng 16,86% so với cùng kỳ, cao hơn mức tăng bình quân cả nước (16,4%).
Như vậy, cán cân thương mại xuất nhập khẩu của khu vực phía Nam năm 2014 và 7 tháng đầu năm 2015 đều giữ vị trí xuất siêu (Năm 2014 xuất siêu 5,5 tỷ USD và 7 tháng 2015 là 3,9 tỷ USD).
Để duy trì cán cân xuất siêu, các tỉnh thành tiếp tục thực hiện nhiều biện pháp thúc đẩy xuất khẩu, kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu đối với các mặt hàng không khuyến khích và các mặt hàng trong nước đã sản xuất được. Thường xuyên cập nhật và phổ biến kịp thời tình hình triển khai các hiệp định thương mại đã được ký kết; nắm bắt các thông tin về thị trường thế giới nhất là những thị trường và mặt hàng xuất khẩu trọng điểm.
Related news

Đây là năm thứ ba liên tiếp người trồng mía ở ĐBSCL bị thua lỗ. Hiện nay, giá mía 10 chữ đường đang được thu mua tại nhà máy đường Sóc Trăng là 910 đồng/kg và thương lái thu mua tại ruộng chỉ dao động từ 600 - 650 đồng/kg.

Theo nhiều hộ trồng mì tại huyện Long Thành (Đồng Nai), trước tết khi mới bước vào vụ thu hoạch, giá củ mì tươi bán tại rẫy đã tăng đến 2.600 đồng/kg, nhưng hiện tai, giá mì đã giảm xuống còn 1.800 đồng/kg đối với mì 30 độ và 1.700 đồng/kg đối với mì 25 độ.

Không tốn nhiều thời gian chăm sóc, chi phí phân, thuốc, nông dân Nguyễn Hữu Nhi, ấp Mương Điều B, xã Tạ An Khương, huyện Đầm Dơi (Cà Mau) trồng mía trên diện tích 2.000 m2, mỗi năm 1 vụ cho thu nhập trên 80 triệu đồng. Mô hình này đang được chi bộ ấp phát động nhân rộng để tăng thu nhập cho nông dân.

Chi cục BVTV Lâm Đồng cho biết, trong những ngày gần đây, tình hình dịch hại trên cây lúa của tỉnh Lâm Đồng đang có chiều hướng gia tăng.

Cây khoai mì (sắn) hiện là cây công nghiệp chủ lực và thu cả tỷ USD mỗi năm nhờ xuất khẩu. Tuy nhiên, lợi nhuận chỉ tập trung vào thương lái, người nông dân trồng khoai vẫn nghèo.