Nâng Cao Giá Trị Cho Cá Tra Tại Đồng Bằng Sông Cửu Long

Vừa qua, tại TP. Cần Thơ, Hiệp hội cá Tra Việt Nam kết hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức hội thảo “Phát triển thị trường và nâng cao giá trị gia tăng cá tra vùng đồng bằng sông Cửu Long” (ĐBSCL).
Tại hội thảo, các đại biểu chỉ ra những tồn tại gây trở ngại sự phát triển thị trường và giá trị của cá tra vùng ĐBSCL cũng như những đề xuất về giải pháp khắc phục nhằm hướng đến một thị trường xuất khẩu cá tra phát triển bền vững.
Hiện tại, xuất khẩu cá tra đang là thế mạnh riêng của Việt Nam, tuy nhiên do nhiều nguyên nhân những năm gần đây tình hình sản xuất và xuất khẩu cá tra của nước ta phát triển chậm lại. Tính đến cuối tháng 11/2013, diện tích nuôi cá tra tại ĐBSCL là 4.679ha, chỉ bằng 87% so cùng kỳ năm 2012.
Trong đó đã thu hoạch 3.638ha, sản lượng 1 triệu tấn (bằng 97,1% kế hoạch năm). Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong 10 tháng đầu năm 2013 tổng giá trị xuất khẩu cá tra đạt 1,4 tỷ USD, giảm 0,5% so với năm 2012.
Để giải quyết những tồn tại trên, nhiều đề xuất về các giải pháp được nêu ra tại hội thảo. Trong đó, việc thành lập Quỹ xúc tiến thương mại cá tra được hình thành từ nguồn thu xuất khẩu cá tra, tổ chức truyền thông, xây dựng thương hiệu được nhiều đại biểu quan tâm đóng góp ý kiến.
Ông Võ Hùng Dũng - Phó Chủ tịch Hiệp hội cá tra Việt Nam kiến nghị, Nhà nước cần xây dựng hệ thống thông tin đủ sức cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, đầy đủ, minh bạch các vấn đề liên quan đến sản xuất, tiêu thụ cá tra; thể chế mối quan hệ giữa doanh nghiệp và người nuôi thông qua hợp đồng cũng như cơ chế tín dụng ngân hàng.
Đồng thời đề nghị ngân hàng hợp tác với ngành nghề cá trong xử lý nợ, phân tích và phân chia các nhóm doanh nghiệp để có phương án tái cấu trúc, phương án cho vay đảm bảo lợi ích cho cả đôi bên.
Ông Võ Hùng Dũng nhấn mạnh thêm, ổn định diện tích nuôi cá tra trong 2 năm 2014 và 2015 được xem là biện pháp ngắn hạn để ổn định ngành cá. Tăng cường chất lượng cả 3 khâu: giống, nuôi và chế biến. Thực hiện các giải pháp thúc đẩy nhu cầu, xây dựng hình ảnh thương hiệu, quảng bá, quảng cáo, mở các kênh tiêu thụ cũng là những nhiệm vụ cần thiết cần triển khai trong giai đoạn này.
Theo ông Trương Đình Hòe - Tổng thư ký Vasep dự báo: tổng kim ngạch xuất khẩu cá tra năm 2014 dự kiến giảm 5% so với năm 2013, do nguồn cá tra nguyên liệu trong nước giảm, nhiều khả năng giá cá xuất khẩu trong năm tới sẽ tăng nhẹ. Sản lượng cá tra xuất khẩu sang các thị trường truyền thống vẫn ổn định trong năm tới, do giá cả phải chăng nên cá tra vẫn là lựa chọn của nhiều người tiêu dùng.
Cũng theo ông Hòe, thị trường Trung Quốc sẽ có thể trở thành thị trường hấp dẫn khi có mức tăng trưởng đáng kể trong năm 2013 đạt mức 6% tổng kim ngạch xuất khẩu, với mức xuất khu trung bình khoảng 4.000 tấn/tháng. Tuy nhiên, do độ an toàn trong thanh toán còn thấp, chủ yếu xuất khẩu tiểu ngạch có thể vẫn chưa có đột biến nhiều trong năm 2014.
Có thể bạn quan tâm

Sau hơn 4 năm triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (XDNTM), nhờ có hướng đi đúng đắn cùng sự đồng sức đồng lòng, mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ và mở rộng các mô hình liên kết sản xuất, Xuân Phổ (Nghi Xuân - Hà Tĩnh) đã thay da đổi thịt từng ngày.

Do hiện nay cá tra tra giống tại ĐBSCL đang có xu hướng giảm nên trong thời gian tới Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 2 (RIA 2) sẽ tạm ngưng cung cấp cá tra giống bố mẹ ra thị trường và chưa cho biết thời gian khi nào cung cấp trở lại.

Ngày 19/02/2013, tại hội trường khu căn cứ Tỉnh ủy Cần Thơ thuộc ấp Thạnh Thắng, xã Hỏa Tiến, TP. Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang trong khuôn khổ thực hiện đề tài “Nghiên cứu phát triển kỹ thuật nuôi cá chẽm trên địa bàn tỉnh Hậu Giang”. Khoa Thủy Sản - Trường Đại học Cần Thơ phối hợp với Chi cục Thủy sản Hậu Giang tổ chức buổi tập huấn “Kỹ thuật ương nuôi cá chẽm” cho hơn 30 cán bộ kỹ thuật và nông dân các xã Hỏa Tiến, Tân Tiến, Hỏa Lựu, Vĩnh Viễn A.

Một số nông dân tại các vùng nuôi cá nước ngọt lớn thuộc TP. Biên Hòa, các huyện Định Quán và Trảng Bom cho hay, giá cá nước ngọt, như: chép, điêu hồng, lóc, rô đồng bán tại bè, ao, hồ đang giữ khá cao. Cụ thể, cá chép khoảng 45 - 46 ngàn đồng/kg, điêu hồng 40 - 42 ngàn đồng/kg, rô đồng từ 35 - 36 ngàn đồng/kg…

Theo Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội, nghề chăn nuôi bò sữa đang phát triển mạnh ở một số huyện và trở thành nghề làm giàu cho một bộ phận người dân ngoại thành Hà Nội. Tổng đàn bò sữa của toàn thành phố hiện có 10.868 con với sản lượng sữa đạt 92,6 tấn/ngày.