Cam Nhái Tràn Ngập Thị Trường

Thời gian gần đây, trên địa bàn Hà Nội xuất hiện rất nhiều điểm kinh doanh “cam Hà Giang” với đặc điểm vỏ mỏng, màu xanh hoặc xanh ngả vàng, tép cam màu vàng chanh rất bắt mắt, mọng nước và không có hạt.
Cam được bày bán đại trà, mức giá khoảng 12.000 - 15.000 đồng/kg; loại quả nhỏ giá khoảng 8.000 đồng/kg. Điều đáng nói là dẫu bị phơi nắng cả ngày nhưng cam vẫn tươi xanh như vừa mới hái.
Được biết, Cam Hà Giang chỉ bắt đầu thu hoạch vào tháng 12 dương lịch hằng năm. Hơn nữa, cam Hà Giang có hạt, khi chín quả màu vàng, cùi dày, vị ngọt thơm. Vào mùa thu hoạch, giá cam Hà Giang được bán tại vườn khoảng 15.000 đồng/kg (chưa tính công hái, cước phí vận chuyển), cuối vụ giá lên đến 50.000 đồng/kg. Bởi vậy, cam Hà Giang trên thị trường không thể giá rẻ như vậy.
Theo nhiều nguồn tin, nguồn cung “cam nhái” lớn nhất chính là chợ đầu mối Long Biên (Hà Nội). Khoảng 3 giờ sáng đã có hàng chục xe ôtô chở đầy cam từ các cửa khẩu chính là Lào Cai, Móng Cái (Quảng Ninh) và Tân Thanh (Lạng Sơn) về giao hàng với giá từ 3.000 - 6.000 đồng/kg. Trên các thùng xốp đựng loại cam này, nhãn mác đều của Trung Quốc nhưng tất cả được lột bỏ sau khi hàng ra khỏi chợ.
Cứ bán hết 1 tạ cam, người bán hàng lẻ có thể thu về tới hơn 1 triệu đồng/ngày. Vì mức độ sinh lãi khủng khiếp, các tiểu thương Việt Nam sẵn sàng bỏ qua tất cả cảnh báo của các cơ quan chức năng về việc hoa quả Trung Quốc có chứa chất không an toàn, gây độc hại cho sức khỏe con người. Thậm chí, một số mẫu hoa quả (nho, mận, lựu…) nhập khẩu từ Trung Quốc đều chứa carbendazim và tebuconazole - những hóa chất có thể gây vô sinh với dư lượng vượt quá mức cho phép tới gần 5 lần.
Có thể bạn quan tâm

Nga là thị trường thủy sản lớn nhất của Na Uy, lệnh cấm NK của Nga ngày 7/8/2014 đã có ảnh hưởng lớn đến XK cá hồi nuôi và cá trích. Trong khi đó, cá hồi khai thác không bị ảnh hưởng nhiều. Dù giá XK thấp hơn, khối lượng XK cá hồi khai thác của Na Uy vẫn tăng 11% trong tháng 8. Qua đó có thể thấy tăng trưởng giá trị XK cá hồi Na Uy nói riêng và thủy sản Na Uy nói chung.

Các nhà sản xuất đang quan tâm tới việc đảm bảo thực phẩm họ sử dụng được thu mua đúng đắn với các tiêu chí như thực phẩm có xuất xứ tại địa phương, có thể truy xuất được và bền vững. Tuy nhiên vẫn còn nhiều bất đồng trong việc xác định thế nào là thu mua “đúng đắn”.

Từ một chương trình chứng nhận “non trẻ”, nhãn sinh thái của Hội đồng Quản lý Nuôi trồng thủy sản (ASC) đang phát triển nhanh chóng và tăng trường đều đặn. Thông tin này được Tổng Giám đốc Điều hành của ASC, Chris Ninnes công bố tại buổi cập nhật thường niên tại Hội chợ Thủy sản Toàn cầu 2014 tại Brussels, Bỉ.

Việc suy giảm nguồn lợi là do hoạt động giám sát nghề cá lỏng lẻo. Loài cá chình Nhật Bản hiện đang nằm trong danh sách các loài có nguy cơ tuyệt chủng của Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN).

Hội đồng Quản lý Biển (MSC) hiện đang tiến hành nốt các công việc xem xét lại các tiêu chuẩn thủy sản của mình trong 2 tháng cuối cùng của quy trình đánh giá 2 năm một lần.