Cam Nhái Tràn Ngập Thị Trường

Thời gian gần đây, trên địa bàn Hà Nội xuất hiện rất nhiều điểm kinh doanh “cam Hà Giang” với đặc điểm vỏ mỏng, màu xanh hoặc xanh ngả vàng, tép cam màu vàng chanh rất bắt mắt, mọng nước và không có hạt.
Cam được bày bán đại trà, mức giá khoảng 12.000 - 15.000 đồng/kg; loại quả nhỏ giá khoảng 8.000 đồng/kg. Điều đáng nói là dẫu bị phơi nắng cả ngày nhưng cam vẫn tươi xanh như vừa mới hái.
Được biết, Cam Hà Giang chỉ bắt đầu thu hoạch vào tháng 12 dương lịch hằng năm. Hơn nữa, cam Hà Giang có hạt, khi chín quả màu vàng, cùi dày, vị ngọt thơm. Vào mùa thu hoạch, giá cam Hà Giang được bán tại vườn khoảng 15.000 đồng/kg (chưa tính công hái, cước phí vận chuyển), cuối vụ giá lên đến 50.000 đồng/kg. Bởi vậy, cam Hà Giang trên thị trường không thể giá rẻ như vậy.
Theo nhiều nguồn tin, nguồn cung “cam nhái” lớn nhất chính là chợ đầu mối Long Biên (Hà Nội). Khoảng 3 giờ sáng đã có hàng chục xe ôtô chở đầy cam từ các cửa khẩu chính là Lào Cai, Móng Cái (Quảng Ninh) và Tân Thanh (Lạng Sơn) về giao hàng với giá từ 3.000 - 6.000 đồng/kg. Trên các thùng xốp đựng loại cam này, nhãn mác đều của Trung Quốc nhưng tất cả được lột bỏ sau khi hàng ra khỏi chợ.
Cứ bán hết 1 tạ cam, người bán hàng lẻ có thể thu về tới hơn 1 triệu đồng/ngày. Vì mức độ sinh lãi khủng khiếp, các tiểu thương Việt Nam sẵn sàng bỏ qua tất cả cảnh báo của các cơ quan chức năng về việc hoa quả Trung Quốc có chứa chất không an toàn, gây độc hại cho sức khỏe con người. Thậm chí, một số mẫu hoa quả (nho, mận, lựu…) nhập khẩu từ Trung Quốc đều chứa carbendazim và tebuconazole - những hóa chất có thể gây vô sinh với dư lượng vượt quá mức cho phép tới gần 5 lần.
Related news

Tại xã Tân Chánh, huyện Cần Đước (Long An), ngày 4-6-2015, Trung tâm Khuyến nông Long An phối hợp Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cần Đước tổ chức hội thảo, tư vấn kỹ thuật nuôi tôm cho trên 70 nông dân trong xã.

Điều đáng lưu ý là nhiều mẫu bị nhiễm bệnh còi thuộc các lô tôm giống đã được cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch tại nơi xuất đi.

Ngày 5/6, tại xã Đốc Tín (Mỹ Đức), Chi cục Thủy sản Hà Nội - Sở NN&PTNT tổ chức hội nghị Công tác bảo vệ nguồn lợi phát triển thủy sản và đánh giá công tác phối hợp với các tỉnh phía Bắc về quản lý dịch bệnh, kiểm soát ATTP trong nuôi trồng thủy sản.

Vụ tôm năm 2015 (chủ yếu tôm sú, tôm thẻ chân trắng) thời tiết không thuận lợi, trước tết Nguyên đán 2015 thời tiết lạnh, từ đầu năm đến nay nắng nóng kéo dài, hiện xuất hiện những cơn mưa trái mùa, do đó tình hình dịch bệnh xảy ra ở các địa phương nuôi tôm trong tỉnh Trà Vinh đang tăng cao, bao gồm hội chứng hoại tử gan tụy cấp và bệnh đốm trắng...

Đầu tư hàng trăm triệu đồng cho mỗi đìa tôm thẻ chân trắng, thế nhưng thời gian gần đây, tôm chết hàng loạt khiến người nuôi tôm trên địa bàn huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) gặp nhiều khó khăn.