Cấm Lặn Hải Đặc Sản Trên Vùng Biển Bình Thuận Từ 1/4 Đến 31/7
Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, từ ngày 1/4 đến hết ngày 31/7/2014, cấm tổ chức khai thác các loài hải đặc sản gồm sò lông, điệp, dòm nâu, bàn mai, nghêu lụa trên toàn vùng biển Bình Thuận.
Theo đó, trong thời gian cấm khai thác, nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân, tổ chức thu mua, vận chuyển, chế biến và kinh doanh các loài hải đặc sản cấm nêu trên. Các địa phương tổ chức tuyên truyền, phổ biến sâu rộng đến ngư dân, các tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác, thu mua, vận chuyển, chế biến và kinh doanh các loài hải đặc sản biết để thực hiện.
Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với lực lượng bộ đội biên phòng, công an, Phòng Nông nghiệp và PTNT các huyện, Phòng Kinh tế thị xã, thành phố tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Có thể bạn quan tâm
Trong vài năm trở lại đây, trước thực trạng nhiều diện tích cà phê già cỗi, đạt năng suất thấp do sử dụng các loại giống kém chất lượng, xã Tân Thành (Krông Nô - Đắk Nông) đã tích cực phối hợp với các cơ quan chuyên môn thực hiện tái canh, “trẻ hóa” vườn cà phê bằng phương pháp ghép chồi.
Quê ở Bến Tre - vùng đất có nhiều loại trái cây nổi tiếng, đến vùng đất mới xã Thuận Phú (Đồng Phú - Bình Phước) lập nghiệp, bốn anh em nhà ông Võ Xuân Sơn đem theo hành trang quý giá là 2 cây bưởi da xanh. Để rồi hôm nay, anh em ông Sơn trở thành triệu phú từ 2 cây bưởi da xanh ấy.
Hồi 7h sáng 5/11, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 10,6 độ Vĩ Bắc; 119,7 độ Kinh Đông, trên khu vực phía bắc đảo Palawan (Philippines). Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (tức là từ 50 đến 61 km một giờ), giật cấp 8, cấp 9.
Nghề nuôi tôm nước lợ trên địa bàn TP.Tam Kỳ (Quảng Nam) liên tiếp sụt giảm về sản lượng và diện tích thả nuôi. Tại cuộc hội thảo tổ chức vào ngày 1.11, lãnh đạo địa phương cho biết sẽ tập trung các điều kiện cần thiết để “cứu” nghề nuôi tôm nước lợ trong thời gian tới. Hiệu quả thấp
Mấy năm gần đây, tận dụng nước lũ đầu nguồn về sớm và chất lượng tốt, nhiều nông dân ở xã Bình Thạnh, thị xã Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp đã tổ chức nuôi tôm càng xanh trong đê bao lửng vào mùa nước nổi đem lại hiệu quả kinh tế rất cao.