Cấm khoai tây Trung Quốc vào chợ Đà Lạt không thể dùng biện pháp cảm tính
Ông Trần Hữu Huỳnh - Chủ tịch Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam phân tích:
Xét về Luật Bảo vệ người tiêu dùng, luật pháp về mua bán hàng hóa quy định trong Luật Thương mại thì ai làm sai, gian dối xuất xứ hàng hóa sẽ bị xử lý.
Thậm chí, trong Luật Cạnh tranh cũng quy định rõ người bán phải nói đúng xuất xứ hàng hóa, nói sai sẽ bị xử phạt hành chính, thậm chí khởi tố nếu có dấu hiệu hình sự hoặc gây hậu quả nghiêm trọng…
Một điểm kinh doanh khoai tây Trung Quốc tại chợ đầu mối nông sản Đà Lạt trước thời điểm 20.10.
Từ phân tích đó, ông Huỳnh đặt vấn đề: Việc UBND TP.Đà Lạt cấm khoai tây Trung Quốc vào chợ thì căn cứ pháp lý nào? “Làm sao anh có thể không cho khoai tây Trung Quốc vào chợ khi nhà nhập khẩu sản phẩm này nộp thuế đầy đủ, làm đúng các nghĩa vụ và khai báo đúng xuất xứ hàng hóa khi nhập khẩu.
Chỉ khi họ khai báo sai xuất xứ, không làm đủ các nghĩa vụ thuế phí thì khoai tây Trung Quốc sẽ bị tịch thu ngay, không cho vào chợ” - ông Huỳnh nhấn mạnh.
Theo ông Huỳnh, câu chuyện ở đây là gian dối của người bán hàng khi để khoai tây Trung Quốc “đội lốt” khoai Đà Lạt thì thì chúng ta phải có các cơ chế kiểm tra, xử lý vi phạm khác đúng với quy định của pháp luật.
Nếu cấm khoai tây Trung Quốc, tương tự là nhiều loại trái cây, rau củ, quần áo, hàng hóa tiêu dùng của Trung Quốc vào nội địa rồi giả mạo là hàng hóa trong nước thì chúng ta cũng áp dụng lệnh cấm hết?! “Bảo vệ thị trường trong nước là hoàn toàn đúng nhưng không thể bằng cách cấm hành chính và cảm tính” - ông Huỳnh chốt lại vấn đề.
Trong khi đó, ông Nguyễn Trong Thừa – Cục trưởng Cục Chế biến thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối (Bộ NNPTNT) cho biết, khi tham gia WTO, các nước đều đã có cam kết mở cửa thị trường nông sản cho các hàng hóa của các nước thành viên (mà Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên của WTO).
Để bảo hộ ở mức nhất định nền nông nghiệp nội địa trước sức cạnh tranh từ hàng hóa nhập khẩu, các nước thành viên chỉ có thể sử dụng 2 nhóm biện pháp là:
Biện pháp thuế và các biện pháp phi thuế (bao gồm các biện pháp kiểm dịch động thực vật và an toàn vệ sinh thực phẩm - SPS, biện pháp hạn chế định lượng nhập khẩu như cấm nhập khẩu, giấy phép nhập khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, các biện pháp quản lý xuất nhập khẩu đối với một số mặt hàng quản lý chuyên ngành nông nghiệp…).
Ông Thừa cho hay, khoai tây là mặt hàng không nằm trong danh mục hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành nông nghiệp.
Hiện chưa có quy định cụ thể về SPS đối với mặt hàng khoai tây nhập khẩu; hơn nữa, việc áp dụng các biện pháp SPS cũng phải tuân thủ nguyên tắc:
Chỉ được áp dụng ở mức cần thiết để bảo vệ cuộc sống hoặc sức khỏe con người, động thực vật và phải căn cứ vào các nguyên tắc khoa học và không tạo ra sự phân biệt đối xử một cách tùy tiện, không có căn cứ hoặc gây ra cản trở trá hình đối với thương mại.
Có thể bạn quan tâm
Chỉ trong vòng hơn 1 tháng giá xăng dầu tăng 3 lần, hàng ngàn tàu cá trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế gặp khó. Chi phí nhiên liệu tăng cao nhưng tôm, cá, mực... lại mất giá; sau chuyến biển thu không đủ bù chi. Khoảng nửa tháng nay, nhiều chiếc tàu ra khơi cầm chừng.
Gần đây, do lợi nhuận từ việc trồng keo giấy khá cao, nông dân Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) mở rộng diện tích trồng keo giấy vụ mới. Hiện nay, các vườn ươm tại Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) bán cây con (chủ yếu giống keo giâm hom) dao động từ 600 đồng đến 700 đồng/1 cây keo giấy, tuy nhiên nguồn cung cũng chỉ đủ đáp ứng khoảng 70% nhu cầu trồng rừng của người dân. Trung tâm Dịch vụ thương mại Khánh Vĩnh đã mua 165.000 cây keo lai giâm hom từ các tỉnh khác để đáp ứng nhu cầu trồng rừng của bà con.
Hàng chục hộ dân trên địa bàn thành phố Hòa Bình tham gia mô hình nuôi tôm càng xanh thương phẩm vừa hoàn tất vụ thu hoạch. Kết quả mang lại khả quan với 1 ha trong mô hình, thời gian nuôi 6 tháng, các hộ thu được hơn 1.800 kg tôm càng xanh thương phẩm, trị giá gần 400 triệu đồng.
Năm 2012, Trường Đại học Tây Nguyên và Viện Khoa học kỹ thuật Nông-Lâm nghiệp Tây Nguyên đã triển khai "Dự án chăn nuôi động vật ăn cỏ tại vùng tam giác Việt Nam, Lào, Campuchia” tại hai xã là Tâm Thắng, Nam Dong (Chư Jút).
Bình Thuận là nơi tập trung các loại hải đặc sản nhuyễn thể 2 mảnh vỏ có giá trị cao như sò điệp, sò lông, bàn mai, dòm nâu… Nguồn lợi tự nhiên này từ lâu được coi là nguồn thu nhập chính của lao động vùng biển Bình Thuận.