Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cam kết không nuôi heo bằng chất cấm

Cam kết không nuôi heo bằng chất cấm
Ngày đăng: 31/08/2015

Đồng Nai vừa phát động phong trào trong giới chăn nuôi ký cam kết không sử dụng chất cấm, đồng thời giám sát, tố cáo khi phát hiện hành vi vi phạm.

Đại diện của Sở NNPTNT tỉnh Đồng Nai cho biết, phong trào này được phát động bởi Phân viện Chăn nuôi Miền Nam, Sở NNPTNT và Hiệp hội Chăn nuôi tỉnh Đồng Nai. Cũng theo vị đại diện này, đã có hàng chục người chăn nuôi đại diện cho chủ trang trại và người chăn nuôi trong tỉnh đã ký cam kết không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.

Trước đó, TP.HCM cũng có động thái tương tự cho hàng chục nông dân, chủ trang trại chăn nuôi cam kết không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.

Theo Chi cục Thú y tỉnh Đồng Nai, qua kết quả kiểm tra, việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi diễn biến ngày càng phức tạp. Cụ thể, trong năm 2014, qua kiểm tra, tỉnh đã phát hiện 12/156 mẫu dương tính với chất Salbutamol, tỷ lệ khoảng 7,7%, nhưng năm 2015 phát hiện 20/84 mẫu dương tính, tỷ lệ trên 20%.

Hiện, Đồng Nai là địa phương có tổng đàn heo cao nhất nước với khoảng 1,5 triệu con. Thực tế, việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi ở Đồng Nai đã tái phát nhiều lần vì sự hấp dẫn rất lớn về lợi nhuận. Việc này cũng đã gây tác hại khôn lường đến sức khỏe cộng đồng và làm thiệt hại kinh tế cho những người chăn nuôi chân chính.

Anh Nguyễn Văn Hậu (huyện Long Thành) – chủ một trang trại chăn nuôi 1.200 con heo nái- hoàn toàn đồng tình với việc ký cam kết không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi. “Người chăn nuôi heo chân chính trong tỉnh vừa rồi bị thiệt hại khá nhiều do thông tin heo nuôi có chất cấm. Việc giới nuôi heo trong tỉnh cam kết không sử dụng chất cấm hy vọng tình hình chăn nuôi sẽ có chuyển biến tốt hơn”- anh Hậu nói.

Theo anh Lê Long – một hộ chăn nuôi heo ở huyện Tân Phú, cần phải đẩy mạnh tuyên truyền và giám sát thông qua vai trò của cán bộ thú y địa phương. “Tôi không nghĩ cán bộ thú y không nhận ra heo nào được nuôi bằng chất tạo nạc, heo nào bình thường. Họ phải công tâm để giúp ngành chăn nuôi tỉnh phát triển và giúp người tiêu thụ hạn chế bệnh tật”- anh Long cho biết.


Có thể bạn quan tâm

Tiếp Tục Đầu Tư Cho Nông Dân Trồng 100 Héc-Ta Đậu Bắp Nhật Tiếp Tục Đầu Tư Cho Nông Dân Trồng 100 Héc-Ta Đậu Bắp Nhật

Sở Công thương tỉnh, Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn (Satra) vừa có buổi làm việc với huyện Châu Phú (An Giang) về tình hình cung ứng giống đậu bắp, thực hiện chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ lúa Jamine Global GAP và việc xây dựng nhà máy sơ chế nguyên liệu.

09/07/2013
Hồi Phục Hơn 19.000 Ha Nhãn Nhiễm Bệnh Chổi Rồng Hồi Phục Hơn 19.000 Ha Nhãn Nhiễm Bệnh Chổi Rồng

Sau thời gian triển khai công tác chống dịch chổi rồng trên nhãn, đến nay có 19.130 ha nhãn ở 7 tỉnh, thành gồm: Tiền Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Trà Vinh, Vĩnh Long, Cần Thơ và Hậu Giang, hồi phục phát triển trở lại sau cắt tỉa và phun thuốc, đạt tỷ lệ 81,4%.

09/07/2013
Trồng Gần 1.000 Cây Lộc Vừng Ở TP.Đông Hà Trồng Gần 1.000 Cây Lộc Vừng Ở TP.Đông Hà

Từ đầu năm 2013 đến nay, TP.Đông Hà đã phát động nhân dân sống tại 13 tuyến đường trung tâm thành phố tổ chức trồng được 927 cây lộc vừng.

09/07/2013
Nuôi Ốc Càng Xanh Nghề Lạ Cho Thu Nhập Khá Nuôi Ốc Càng Xanh Nghề Lạ Cho Thu Nhập Khá

Ốc càng xanh là loại ốc được nuôi để làm thức ăn cho tôm sú. Giống ốc này rất dễ nuôi, chỉ cần cung cấp đủ nước, thức ăn và hầu như không bị dịch bệnh. Một điều đặc biệt ở loại ốc này đó là muốn nuôi thì nhất thiết phải đổ vỏ của loại ốc khác xuống hồ để ốc càng xanh rời vỏ sang “ở nhờ”.

10/07/2013
Phát Hiện Cá Tầm Có Kháng Sinh Cấm Phát Hiện Cá Tầm Có Kháng Sinh Cấm

Cơ quan chức năng đã kiểm tra nguồn gốc một số loại cá bày bán tại các chợ đầu mối trên địa bàn TP. Hà Nội nhưng tiểu thương không đưa ra được giấy tờ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ của các loại cá, trong đó có cá tầm.

10/07/2013