Cam kết không nuôi heo bằng chất cấm

Đồng Nai vừa phát động phong trào trong giới chăn nuôi ký cam kết không sử dụng chất cấm, đồng thời giám sát, tố cáo khi phát hiện hành vi vi phạm.
Đại diện của Sở NNPTNT tỉnh Đồng Nai cho biết, phong trào này được phát động bởi Phân viện Chăn nuôi Miền Nam, Sở NNPTNT và Hiệp hội Chăn nuôi tỉnh Đồng Nai. Cũng theo vị đại diện này, đã có hàng chục người chăn nuôi đại diện cho chủ trang trại và người chăn nuôi trong tỉnh đã ký cam kết không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.
Trước đó, TP.HCM cũng có động thái tương tự cho hàng chục nông dân, chủ trang trại chăn nuôi cam kết không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.
Theo Chi cục Thú y tỉnh Đồng Nai, qua kết quả kiểm tra, việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi diễn biến ngày càng phức tạp. Cụ thể, trong năm 2014, qua kiểm tra, tỉnh đã phát hiện 12/156 mẫu dương tính với chất Salbutamol, tỷ lệ khoảng 7,7%, nhưng năm 2015 phát hiện 20/84 mẫu dương tính, tỷ lệ trên 20%.
Hiện, Đồng Nai là địa phương có tổng đàn heo cao nhất nước với khoảng 1,5 triệu con. Thực tế, việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi ở Đồng Nai đã tái phát nhiều lần vì sự hấp dẫn rất lớn về lợi nhuận. Việc này cũng đã gây tác hại khôn lường đến sức khỏe cộng đồng và làm thiệt hại kinh tế cho những người chăn nuôi chân chính.
Anh Nguyễn Văn Hậu (huyện Long Thành) – chủ một trang trại chăn nuôi 1.200 con heo nái- hoàn toàn đồng tình với việc ký cam kết không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi. “Người chăn nuôi heo chân chính trong tỉnh vừa rồi bị thiệt hại khá nhiều do thông tin heo nuôi có chất cấm. Việc giới nuôi heo trong tỉnh cam kết không sử dụng chất cấm hy vọng tình hình chăn nuôi sẽ có chuyển biến tốt hơn”- anh Hậu nói.
Theo anh Lê Long – một hộ chăn nuôi heo ở huyện Tân Phú, cần phải đẩy mạnh tuyên truyền và giám sát thông qua vai trò của cán bộ thú y địa phương. “Tôi không nghĩ cán bộ thú y không nhận ra heo nào được nuôi bằng chất tạo nạc, heo nào bình thường. Họ phải công tâm để giúp ngành chăn nuôi tỉnh phát triển và giúp người tiêu thụ hạn chế bệnh tật”- anh Long cho biết.
Related news

Hơn 60 con cá voi hoa tiêu đã chết trong vụ mắc cạn lớn tại một bãi biển hẻo lánh ở New Zealand. John Mason, một nhà quản lý địa phương của DOC, cho biết phần lớn số cá voi đã chết khi được phát hiện, và những hi vọng rằng những con sống sót có thể bơi ra biển trở lại lúc thuỷ triều lên hôm qua đã tan biến khi chúng lại bơi vào bờ

Các nhà chuyên môn xác định, đây là nguyên nhân chính làm cho nghêu nuôi bị rối loạn tiêu hóa, rối loạn hô hấp… dẫn đến chết.

Chủ trương sửa đổi Luật Đất đai tới đây sẽ nâng thời hạn giao đất nông nghiệp lên thành 50 năm. Vậy thời hạn này liệu đã đáp ứng được kỳ vọng của nông dân và cần thực hiện giao đất như thế nào?

Chỉ cần vài tiếng đồng hồ lắp đặt, bà con nông dân đã có thể đưa vào sử dụng ngay một bể biogas bằng chất liệu composite siêu bền. Trước đây, các hộ chăn nuôi, trang trại, gia trại chủ yếu xây dựng hầm biogas bằng chất liệu gạch và xi măng. Nhưng bể biogas xây bằng gạch có nhiều nhược điểm như dễ bị nứt, lún, bể xây càng to rủi ro càng lớn

Nông dân tham gia mô hình được hướng dẫn kỹ thuật sử dụng phân bón NPK Việt Nhật và được hỗ trợ 100% giá phân bón. NPK Việt Nhật được dùng cho từng thời kỳ, gồm 2 loại là NPK 16:12:8 dùng cho bón lót, bón thúc và NPK 16:8:14 dùng cho bón đón đòng. Qua theo dõi cho thấy sử dụng phân bón NPK Việt Nhật lúa đẻ nhánh khoẻ, số nhánh hữu hiệu cao, lá màu xanh sáng, cây cứng, ít sâu bệnh. Sử dụng phân bón NPK Việt Nhật cho năng suất lúa khá cao, đạt khoảng 300kg/sào, cao gấp 1,4 lần so với sử dụng phân đơn; trong khi số lần sử dụng thuốc BVTV giảm hẳn.