Cam Đồng Dụ - Nguy Cơ Tuyệt Chủng
Từ xa xưa, ở Hải Phòng đã lưu truyền hai giống cam quý hiếm nổi tiếng khắp cả nước là cam đường, cam đồng tiền ở làng Đồng Dụ, xã Đặng Cương, huyện An Dương. Song, do nhiều nguyên nhân giống cam đường (cam tiến vua) đã biến mất, còn giống cam đồng tiền số gốc hiện chỉ đếm trên đầu ngón tay và có nguy cơ tuyệt chủng.
Trước đây, Đồng Dụ nổi tiếng với đặc sản cam đường “Tiến vua”. Ông Nguyễn Xuân Lực, người tâm huyết với giống cam quý của địa phương cho biết: Theo truyền ngôn làng Đồng Dụ xưa do phù sa bồi lắng thành làng mạc và những người dân khắp nơi về khai hoang, lập ấp có đem một giống cam về trồng. Trong làng nhà nào cũng trồng giống cam quý, hằng năm mỗi dịp thu hoạch, mọi người lại mang cam ra Đình làng, trọn những quả ngon nhất để “Tiến vua”.
Cam đường Đồng Dụ có vị ngọt đậm, quả nhỏ như quả quýt màu đỏ, bóc cùi ra giống như màng nhện bọc quanh các múi cam, đặc điểm này giống cam không đâu có được nhờ có thổ nhưỡng địa phương, cam Đồng Dụ khác hẳn các vùng miền khác, quả thơm ngon, mát dịu, ngọt sâu, tinh dầu vỏ thơm, ai thưởng thức một lần là nhớ mãi”.
Từ những năm 1990 - 1991, về Đồng Dụ, du khách thích thú với những vườn cam đường trĩu quả và cũng không khó khăn để hưởng thức nông sản đặc biệt này. Thế nhưng, hiện nay giống cam này đã bị tuyệt chủng. Theo thống kê của xã Đặng Cương, hiện không còn hộ nào lưu giữ cam đường, còn vài hộ lưu giữ giống cam đồng tiền.
Phó chủ tịch UBND xã Đặng Cương Trương Văn Thiết cho biết, năm 2005 UBND xã Đặng Cương kết hợp Viện giống cây trồng (Bộ Nông nghiệp và PTNT) thí điểm triển khai đề án “Khôi phục giống cam tiến vua làng Đồng Dụ” bằng việc cắt mắt, lai ghép giống cam đường với sự tham gia tích cực của cán bộ, người dân trong xã. 3 vụ đầu, cam cho thu hoạch tốt với chất lượng cao. Đến năm 2008, người dân tự chặt, phá cây cam đường, do đồng đất trong xã không phù hợp cho cây sinh trưởng, khiến cây cằn cỗi, sinh trưởng kém, thường xuyên sâu bệnh.
Bên cạnh đó, nguyên nhân khiến nhiều vườn cam ở làng Đồng Dụ bị thu hẹp, mai một do quá trình đô thị hóa, chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp địa phương, nhiều gia đình quy hoạch lại khuôn viên nhà ở, chuyển đổi đất vườn sang canh tác các loại cây trồng khác có giá trị kinh tế cao hơn. Theo thống kê, cả xã Đặng Cương chỉ còn gia đình ông Nguyễn Sinh Súy và ông Bùi Viết Nhĩ còn lưu giữ được giống cam này.
Chủ tịch UBND xã Đặng Cương Nguyễn Thế Thuận, cho biết, việc khôi phục lại giống cam đồng tiền là rất khó, song địa phương quyết tâm bảo tồn nguồn gien và vận động người dân góp sức. Địa phương rất cần sự quan tâm của thành phố, ngành Nông nghiệp - PTNN hỗ trợ, chuyển giao kỹ thuật giúp địa phương giữ lại giống cam quý.
Có thể bạn quan tâm
Mục tiêu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất trên đất lúa đặc biệt đối với địa hình trũng, năng suất lúa thấp, thu nhập nông hộ không ổn định được khắc phục bằng cách đưa nuôi trồng thủy sản vào cơ cấu mùa vụ theo hướng luân canh hoặc xen canh lúa + cá.
Vụ lúa đông xuân (ĐX) chín sớm ở các tỉnh vùng ven biển ĐBSCL đang bắt đầu. Lúa gạo hàng hóa xuất khẩu không còn nhiều, giá cả giao dịch ở mức khá cao. Tuy nhiên, vào lúc này đồng lúa ở bên kia biên giới Campuchia vào mùa thu hoạch, một số thương lái có thêm nguồn hàng kinh doanh.
Năm 1979, nhân kỷ niệm 10 năm thực hiện Di chúc của Bác Hồ, phong trào xây dựng “Ao cá Bác Hồ” được phát động trong cả nước. Ở tỉnh Thái Nguyên, phong trào này cũng được phát triển sôi nổi trong các đơn vị nuôi cá quốc doanh và hợp tác xã nông nghiệp. Trại cá giống Cù Vân chính là nơi khởi đầu phong trào này của tỉnh.
Mô hình nuôi gà thả đồng “độc nhất vô nhị” này không những đã tiết kiệm cho ông rất nhiều chi phí thức ăn tiêu tốn cho đàn gà, mà còn cho thịt và trứng đạt chất lượng cao.
Xã Minh Lập (Đồng Hỷ - Thái Nguyên) hiện có 31 trại nuôi gà, trung bình mỗi trại nuôi từ 3.000 - 7.000 con/lứa. khoảng 2 năm trở lại đây, một số hộ dân trong địa bàn xã đã áp dụng mô hình chăn nuôi gia cầm trên nền đệm lót sinh học bằng chế phẩm men vi sinh, kết quả cho thấy đây là cách làm khoa học, đem lại hiệu quả tốt hơn so với kiểu nuôi gà truyền thống.