Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cam Cao Phong Được Mùa, Được Giá

Cam Cao Phong Được Mùa, Được Giá
Ngày đăng: 13/02/2014

Những ngày này về Cao Phong (Hòa Bình), đi dọc QL6 đâu đâu cũng thấy bày bán cam Cao Phong, cam Canh, người mua kẻ bán tấp nập.

Ông Nguyễn Hồng Thủy – Chủ tịch UBND thị trấn Cao Phong cho biết, hiện thị trấn có khoảng 521 héc-ta cam, trong đó 332 héc-ta đã cho thu hoạch, ước chừng sản lượng khoảng 15.000 – 16.000 tấn/năm, trong đó nhiều hộ có 5 – 10 héc-ta cam, thu hàng tỷ đồng mỗi năm.

Theo ông Thủy, một trong những nguyên nhân vụ cam năm nay được mùa, được giá là vì thời điểm cam ra hoa và quả non thời tiết rất thuận lợi. Hơn nữa, năm nay ít mưa nên cam không bị rụng, khi chuẩn bị thu hoạch thì thời tiết lại chuyển sang rét, nên quả cam có lượng đường rất cao. Bên cạnh đó, việc trồng cam theo VietGAP cũng là một trong những nguyên nhân giúp cam Cao Phong tăng giá.

Thực tế cho thấy, từ khi sản phẩm cam Cao Phong được ưa chuộng, đã có khá nhiều nhà đầu tư ở Hà Nội lên đây mua đất trồng cam bởi trồng cam không lo bị mất giá như đi buôn bất động sản hay chứng khoán. Theo ông Bùi Văn Tiến, một hộ trồng cam ở khu 3, thị trấn Cao Phong, những năm trước thì hộ được, hộ mất mùa, nhưng năm nay hầu như hộ nào cũng được mùa.

Không chỉ vậy, giá năm nay cũng nhỉnh hơn năm ngoái với giá cao nhất khoảng 28.000 đồng/kg, tăng 2.000 – 4.000 đồng/kg. Bản thân gia đình ông có gần 10 héc-ta cam, trong đó 5 héc-ta đã cho thu hoạch. Vụ cam năm nay ông dự kiến thu khoảng 150 tấn, tính sơ sơ cũng bỏ túi trên dưới 3 tỷ đồng.

Cũng nhờ cây cam, những năm gần đây thị trấn Cao Phong luôn có thu nhập bình quân đầu người cao nhất huyện, nhiều hộ đã mua được xe ô tô. Khoảng chục năm gần đây, huyện đã chọn cây cam và cây mía tím làm cây chủ lực của huyện. So với cây mía tím, cây cam có giá cao hơn rất nhiều, nên diện tích ngày càng tăng.

Để tránh việc phát triển ồ ạt, huyện đã chỉ đạo Phòng Nông nghiệp Phát triển nông thôn tập huấn, hướng dẫn và khoanh vùng cho người dân, tránh tình trạng trồng tràn lan dẫn đến kém chất lượng, kém hiệu quả.


Có thể bạn quan tâm

Hiệu Quả Từ Đề Án Phát Triển Hồ Tiêu Ở Cam Lộ Hiệu Quả Từ Đề Án Phát Triển Hồ Tiêu Ở Cam Lộ

Thông qua việc triển khai đề án, nông dân tại 3 xã Cam Chính, Cam Nghĩa và Cam Thành có giải pháp để đầu tư thâm canh cây tiêu trên diện tích đất đai sẵn có. Sau 3 năm triển khai dự án đã đạt được nhiều kết quả khả quan, được người dân và chính quyền địa phương đồng tình ủng hộ.

24/09/2014
Nuôi Rắn Hổ Hèo Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao Nuôi Rắn Hổ Hèo Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Ghé thăm chuồng rắn hổ hèo gần 100 con của anh Lê Văn Phú mới thấy được sự mạnh dạn, siêng năng và quyết tâm làm giàu của một đoàn viên thanh niên. Anh cho biết, anh vừa bán lứa rắn đầu tiên thu lãi 10 triệu đồng và đang nuôi lứa thứ 2, rắn phát triển khá tốt...

24/09/2014
4 Doanh Nghiệp Thu Mua Lúa Trong Mô Hình 4 Doanh Nghiệp Thu Mua Lúa Trong Mô Hình "Cánh Đồng Mẫu Lớn"

Ngày 23-9, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh cho biết, tính đến hết ngày 22-9, các doanh nghiệp đã thu mua 132,5 ha lúa hè thu 2014 trong mô hình “Cánh đồng mẫu lớn”, với sản lượng 739 tấn.

24/09/2014
Lãi 3 Tỷ Đồng Mỗi Năm Nhờ Trồng Hoa Lily Lãi 3 Tỷ Đồng Mỗi Năm Nhờ Trồng Hoa Lily

Trước khi gắn mình với nghề nông, chị Vũ Thị Phương (51 tuổi, ngụ quận 9, TP Hồ Chí Minh) là bà chủ của một nhà phân phối độc quyền các mặt hàng tiêu dùng lớn có tiếng tại TP Hồ Chí Minh, dưới chị là gần 40 nhân viên. Năm 2006, một người bạn “rủ rê” chị chung vốn trồng hoa tại Đà Lạt, sẵn yêu hoa từ nhỏ, chị Phương lập tức nhận lời.

24/09/2014
Không Thiếu Gạo Xuất Khẩu Không Thiếu Gạo Xuất Khẩu

Thị trường lúa gạo ĐBSCL đang nóng lên trước tin Việt Nam ký hợp đồng xuất 200.000 tấn gạo sang thị trường Philippines và tiếp theo là Indonesia.

24/09/2014