Cải Tiến Sản Xuất Giống Cá Nàng Hai

Cá nàng hai có giá trị kinh tế khá cao trên thị trường trong nước cũng như xuất khẩu. Tuy nhiên, nó có nhược điểm là tỷ lệ sinh sản rất thấp, ThS. Phạm Phú Hùng, giám đốc Trung tâm thủy sản Long An, và cộng sự đã thực hiện một số biện pháp sản xuất giống cá nàng hai quy mô nông hộ giúp người nông dân có thể tự nhân giống và nuôi cá thành công ngay tại ao nhà.
Cá nàng hai (hay còn gọi là thát lát cườm, cá đao, cá cườm) là loại cá quý hiếm nằm trong sách đỏ Việt Nam và là loại cá nuôi mới, chưa phổ biến (trừ tỉnh Hậu Giang đã có thương hiệu riêng). Cá nàng hai trong tự nhiên thường sống ở vùng kênh, rạch, ao đầm, ruộng trũng có thể chịu được nước có lượng oxy thấp, vì nó có cơ quan hô hấp phụ. Trong điều kiện tự nhiên, cá thường sống ở vùng tầng giữa và đáy của mực nước. Cá thích sống trong môi trường có nhiều thực vật thủy sinh lớn, nước trung tính có độ pH từ 6,5 - 7, nhiệt độ thích hợp 26 - 280C, tuổi thọ trên 10 năm tuổi và kích thước có thể trên 90 cm.
Hiện tại, phương pháp sản xuất giống vẫn áp dụng biện pháp thủ công như vuốt trứng và tiêm kích dục tố rồi thả lại ao, cho đẻ tự nhiên. Tỷ lệ cá con sống rất thấp vì các loài thiên địch và nếu ổ bị động cá quay lại ăn luôn trứng của mình. Cá thường sinh sản vào mùa mưa và đẻ tập trung từ tháng 6 - 10 hàng năm. Cá có chiều dài 20 cm, trọng lượng 2 kg có sức sinh sản tối đa khoảng 1.500 trứng.
Cá nàng hai trong điều kiện tự nhiên tự tái phát dục sau 7 - 10 tuần và có thể sinh sản hai đến ba lần trong mùa mưa. Cá được nuôi trong ao, hồ có thể chủ động nuôi thành thục cho sinh sản kéo dài từ tháng 2 đến tháng 11 nếu được nuôi dưỡng đúng mức và cho ăn đầy đủ chất dinh dưỡng.
Do có giá trị kinh tế cao nên nhu cầu cá giống đã trở nên bức thiết. Thời gian gần đây, Trại giống thủy sản Bình Cách, xã Hiệp Thạnh, huyện Châu Thành, Long An đã sản xuất thử nghiệm thành công mô hình nhân giống cá nàng hai. Tuy nhiên, trong quá trình nhân giống các kỹ sư thủy sản thấy cần phải cải tiến, hoàn thiện hơn nữa quy trình kỹ thuật để có thể sản xuất được nhiều giống, chất lượng cao từ đó có thể hướng dẫn, chuyển giao cho người nuôi cá trong tỉnh áp dụng. Hiện nay, số lượng giống mà Bình Cách sản xuất không đáp ứng đủ nhu cầu.
Qua nghiên cứu và theo dõi, nhóm kỹ sư thủy sản thuộc Trung tâm thủy sản Long An cải tiến một số biện pháp kỹ thuật, trong đó tập trung vào việc kích thích sinh sản cho cá nàng hai bằng một số biện pháp khác nhau. Theo ThS. Hùng, có thể dùng các ống nước PC cắm xuống ao cá đẻ và cho nhô lên khỏi mặt nước để dễ nhận biết ổ trứng của cá. Khi cá đẻ xong, đến thời điểm thụ tinh cho trứng thì nhẹ nhàng rút các ống nhựa lên và tránh làm động ổ trứng.
Chương trình nghiên cứu đang được gấp rút hoàn thành. Vào tháng 10/2008, đề tài sẽ được báo cáo và nghiệm thu. Hy vọng nó sẽ giải quyết được vấn đề giống trong việc nuôi cá nàng hai, mở ra một hướng mới trong việc nuôi trồng thủy sản cho nông dân.
Có thể bạn quan tâm

Khi được hỏi về thông tin có thể phía Mỹ sẽ nộp đơn kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với gạo Việt Nam (đang được loan đi những ngày qua), ông Lê Minh Trượng, Giám đốc Công ty Lương thực Sông Hậu, nói: “Chúng tôi đang chờ thông tin chính thức từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA). Nếu việc này xảy ra thì cơ quan quản lý nhà nước cần vào cuộc để hỗ trợ doanh nghiệp”.

Đầu mùa vải năm nay, do quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc xấu đi, có thời điểm xuất khẩu, tiêu thụ vải thiều rất khó khăn. Nhưng không ngờ, chính từ chỗ khó, với những nỗ lực tìm kiếm thị trường mới, Bắc Giang và Hải Dương đã có một vụ mùa bội thu.

Giá cá tra nguyên liệu 6 tháng đầu năm 2014 cao hơn so với năm 2013 ở mức từ 650 – 4.050 đồng/kg (mức tăng từ 3,2% - 18,7%). Mức cao nhất tập trung vào giữa tháng 3 và tháng 4. Giá cá nguyên liệu năm 2014 cao hơn năm 2013 do cơ cấu trong chi phí giá thành sản xuất tăng lên như thức ăn, con giống, thuốc thủy sản và các chi phí khác có liên quan.

Do đó, Bộ Công thương đã có công văn yêu cầu Sở Công thương các tỉnh, thành phố chỉ đạo chi cục quản lý thị trường phối hợp các lực lượng chức năng trên địa bàn tiến hành điều tra, xác minh qua các khâu, cho đến đối tượng đầu tiên cung cấp hàng hóa; xử lý nghiêm tận gốc các hành vi vi phạm.

Tại TP.HCM, giá hành tím hiện khoảng 30.000 đồng/kg, giảm gần một nửa so với đầu vụ (giá 50.000-60.000 đồng/kg). Trong khi đó, gừng đang ở mức giá cao 90.000-110.000 đồng/kg. Các tiểu thương cho biết giá gừng cao là do cuối mùa nên nguồn cung ít.