Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Gà Ji DABACO Hiệu Quả Cao

Nuôi Gà Ji DABACO Hiệu Quả Cao
Ngày đăng: 09/03/2012

Anh Nguyễn Văn Trường vốn là thế hệ con em của cán bộ nông trường Bố Hạ ngày trước, là người đã và đang tích cực nuôi gà màu chăn thả dưới tán cây vải. Cuối năm 2009 anh nuôi thử nghiệm lứa đầu giống gà màu Ji DABACO của xí nghiệp gà giống CN Lạc Vệ thuộc công ty CP DABACO Việt Nam.

Với 1.000 con gà giống anh Trường nuôi trên diện tích 2.500m2 vườn vải theo quy trình hướng dẫn của xí nghiệp gà giống CN Lạc Vệ. Tháng đầu nuôi trong nhà úm, do gà đã được xí nghiệp tiêm vacxin Marek nên gia đình chỉ còn phải dùng vacxin Lasota lúc 5 ngày tuổi, Gumboro lúc 7 và 14 ngày tuổi, H5N1 lúc 20 ngày tuổi, đến 35 ngày tuổi gà được tiêm vacxin Niucátxơn hệ 1, sau đó được thả nuôi dưới tán cây vải. Tháng đầu anh cho gà ăn thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, đến tháng thứ 2 anh dùng ngô trộn với thức ăn đậm đặc cho gà ăn. Gà nuôi được 100 ngày thì xuất bán. Anh Trường hạch toán: Tiền giống 6,5 triệu, tiền thuốc thú y 5 triệu, tiền thức ăn 45 triệu, chi khác (điện, trấu... 1 triệu), tổng chi là 57,5 triệu. Tiền bán gà được 78 triệu đồng, tiền lãi bao gồm cả công của gia đình là 20,5 triệu đồng. 
Anh Nguyễn Văn Trường nhận xét: Giống gà Ji DABACO dễ nuôi, tỷ lệ sống cao, tăng trọng nhanh, màu lông khi xuất bán hợp với thị hiếu của người tiêu dùng nên người mua buôn cả đàn về bán dễ. Trong khi giá gà công nghiệp trắng bán được 22.000-25.000đ/kg thì gà Ji DABACO bán được 45.000đ/kg. Ý định thời gian tới anh Trường sẽ dùng 2 ha vườn vải của gia đình chia làm 3 lô, mỗi lô 7.000m2 để mở rộng quy mô chăn nuôi gà Ji DABACO nhằm nâng cao thu nhập.


Có thể bạn quan tâm

Kỹ sư chân đất Kỹ sư chân đất

Từ ngư dân chính hiệu, họ tự tìm tòi, học hỏi đã trở thành những người nuôi tôm giỏi, vươn lên làm giàu trên vùng cát quê hương. Tạm gọi họ là những “kỹ sư” chân đất.

23/07/2015
Nuôi trồng thủy sản trong rừng ngập mặn Nuôi trồng thủy sản trong rừng ngập mặn

Dọc vùng ven biển Ninh Ích (thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa), những cánh rừng ngập mặn đã bắt đầu vươn lên xanh tốt. Dưới tán rừng, các loài thủy sản được người dân thả nuôi đang mang lại hiệu quả cao.

23/07/2015
Nhiều ngư dân chọn mua thiết bị gây tê cá ngừ Nhiều ngư dân chọn mua thiết bị gây tê cá ngừ

Ngày 19/7, kỹ sư Phạm Duy Phượng, giảng viên Trường cao đẳng Công nghiệp Tuy Hòa (Phú Yên), cho biết, sau hơn nửa năm chế tạo thành công bộ thiết bị gây tê cá ngừ đại dương bằng điện, đến nay, ông đã chế tạo được hơn 30 bộ gây tê cá ngừ, cung cấp cho ngư dân trong tỉnh và ngoài tỉnh. Giá mỗi bộ thiết bị 25 triệu đồng, thấp hơn ba lần so với thiết bị cùng loại do Nhật Bản sản xuất.

23/07/2015
Vĩnh Long nuôi cá lồng bè ổn định, cá tra lại thua lỗ Vĩnh Long nuôi cá lồng bè ổn định, cá tra lại thua lỗ

Báo cáo của Chi cục Thủy sản cho thấy, nuôi cá lồng bè phát triển ổn định cả sản lượng và giá cả, trong khi nuôi cá tra tiếp tục thua lỗ.

23/07/2015
Phú Thuận khởi động dự án lúa - tôm Phú Thuận khởi động dự án lúa - tôm

Từ thổ nhưỡng thuận lợi và kinh nghiệm sẵn có, nông dân xã Phú Thuận (An Giang) đang phục hồi, mở rộng vùng nuôi tôm càng xanh 502 héc-ta, trở thành vùng chuyên canh lúa-tôm lớn nhất tỉnh.

23/07/2015