Nuôi Cá Nàng Hai Mùa Nước Nổi
Những năm gần đây, nhiều nông dân ở huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp đã tận dụng diện tích mặt nước kênh, rạch khi mùa nước nổi tràn đồng để thực hiện thành công mô hình nuôi cá nàng hai (cá thác lác cườm) trong mùng lưới cước cho thu nhập cao.
Anh Nguyễn Thành Tuấn ở ấp 3 xã An Phong, huyện Thanh Bình cho biết: “Cá nàng hai rất dễ nuôi, ít bị bệnh, tỷ lệ hao hụt thấp. Người nuôi chỉ cần có nguồn nước sạch, cho ăn đầy đủ, chăm sóc, phòng ngừa bệnh cho cá đúng quy trình hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật… cá tăng trưởng nhanh và đồng đều, cho lợi nhuận cao”.
Mùng nuôi cá được thiết kế bằng cách đóng các đoạn cây tràm hoặc bạch đàn, tre… trên một khoảng mặt nước hình chữ nhật. Mua lưới cước về may với chiều cao khoảng 2m, chiều ngang 2m và chiều dài từ 10 - 15m… câu mắc vào các trụ cây rồi thả cá nàng hai giống vào nuôi. Phía bên trên mùng được bao phủ bởi một mảnh lưới cước làm nắp đập giở lên, đóng xuống dễ dàng để tránh những loại cá, rắn… xâm nhập tiêu diệt cá nàng hai con… Cuối tháng 4/2010, anh Tuấn thả nuôi 8.000 con cá nàng hai giống. Nguồn thức ăn được anh Tuấn sử dụng chủ yếu là thức ăn viên công nghiệp có nhiều độ đạm và thức ăn tự chế… Lúc mới thả nuôi, anh cho ăn 2 lần/ngày.
Mời bà con tham khảo kỹ thuật nuôi Cá Thát Lát: |
Một tháng sau, anh tăng lượng thức ăn lên theo quá trình tăng trưởng của cá. Theo anh Tuấn, cứ đầu tư khoảng 3,6 kg thức ăn sẽ cho ra 1 kg cá nàng hai thương phẩm. Việc phòng ngừa dịch bệnh cho cá được anh thực hiện theo hướng dẫn của cán bộ thủy sản huyện và định kỳ 4 tuần một lần, anh trộn bổ sung Vitamin C vào thức ăn nhằm tăng sức đề kháng cho cá. Sau hơn 5 tháng nuôi, anh Tuấn thu hoạch được hơn 2.500 kg cá nàng hai thương phẩm, giá bình quân 70.000 đồng/kg, anh thu được hơn 175 triệu đồng. Trừ tất cả chi phí đầu tư, còn lãi hơn 85 triệu đồng!
Ông Nguyễn Văn Bòn ở ấp 3, xã An Phong nuôi 24.000 con cá nàng hai bộc bạch: “Đàn cá nàng hai của tôi đang nuôi đến nay được 4 tháng, mỗi con đạt trọng lượng từ 250 - 300g. Với giá bán như hiện nay, gia đình tôi sẽ có thu nhập hàng trăm triệu đồng”.
Nuôi cá nàng hai trong mùng lưới cước mùa nước nổi đang được các ngành chức năng nghiên cứu và nhân rộng để giúp người dân thoát nghèo và từng bước làm giàu, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương
Có thể bạn quan tâm
Nhằm tháo gỡ khó khăn cho người nuôi và doanh nghiệp chế biến cá tra, Bộ NNPTNT dự kiến sẽ đề xuất Thủ tướng Chính phủ 2 gói hỗ trợ cho sản xuất và tiêu thụ cá tra với kinh phí 4.400 tỷ đồng.
Cá tầm lạ bởi xương cốt đều hóa sụn, thuộc chi cá cổ nhất hiện còn tồn tại, với cả triệu năm hầu như không thay đổi gen. Cá có thể dài tới 5- 7m, nặng tới 1.500 kg, thọ tới 200 năm, sống ở cả nước ngọt và nước mặn. Cá tầm đang trở thành đối tượng thủy sản nước lạnh thời thượng ở VN.
Khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng, trại chăn nuôi dê, cừu của ông Hoàng Đại Nghĩa dưới chân khu núi 1, thôn Quán Thẻ 3, xã Phước Minh, huyện Thuận Nam, Ninh Thuận hiện có hơn 1.100 con dê, cừu (trong đó có 1 trại dê 700 con và 1 trại cừu 400 con), thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm
Tại thành phố Cam Ranh (Khánh Hoà), vùng nuôi cá mú được xem là lớn nhất Việt Nam, người Trung Quốc không chỉ thu mua mà còn sử dụng mặt nước vịnh để nuôi các loài hải sản có giá trị kinh tế cao như tôm hùm, cá mú.
Để khôi phục diện tích vườn chuyên canh cam sành, ngành Nông nghiệp Vĩnh Long vận động nông dân đốn bỏ vườn cam bị nhiễm bệnh.