Sống Nhờ Cơn Lũ Dữ Ở Đồng Bằng Cửu Long

Lũ miền Tây những ngày qua lên cao làm vỡ đê, ngập nhà, úng hoa màu; nhưng cũng mang lại sản vật dồi dào. Đây là mùa người đồng bằng hái bông điên điển, bứt bông súng, thả lưới cá... kiếm tiền triệu mỗi ngày.
Người dân ở xã Phú Lộc, huyện Tân Châu, An Giang, đặt dớn cá linh mỗi ngày mang lại thu nhập hơn 500.000 đồng đến cả triệu bạc.
Gia đình của anh Ngô Văn Tâm, ở xã Ô Long Vỹ, huyện Châu Phú, An Giang, mỗi ngày chở khoảng hơn 40 ghe đất thuê, với tiền công 15.000-20.000 đồng một ghe tùy theo đường xa, ngắn.
Gia đình của anh Ngô Văn Tâm, ở xã Ô Long Vỹ, huyện Châu Phú, An Giang, mỗi ngày chở khoảng hơn 40 ghe đất thuê, với tiền công 15.000-20.000 đồng một ghe tùy theo đường xa, ngắn.
Chị Thái Thị Bé Sáu, ở xã Khánh An, huyện An Phú, An Giang, lũ về hái bông điên điển bán 50.000-60.000 đồng một ngày.
Vợ chồng anh Trương Văn Phong, ở xã Thường Phước Tiền, Hồng Ngự, Đồng Tháp, những ngày qua đưa nhau bơi xuồng ra sông cào hến, kiếm được 200.000 đến 300.000 đồng mỗi hôm.
Cô gái trẻ Nguyễn Thị Tươi ở Tịnh Biên hàng ngày bơi xuồng qua khu vực gần biên giới Campuchia hái bông súng để kiếm tiền phụ giúp gia đình. Chiều về bông súng được tập kết tại chợ Châu Đốc để đem đi tiêu thụ khắp nơi đồng bằng sông Cửu Long.
Cả gia đình cùng đánh bắt cá trong mùa lũ.
Cánh đồng ngập nước trắng xóa, người dân đi cắt lúa sớm. Anh nông dân này tranh thủ đánh một giấc trên đống lúa vừa thu được ở vùng nước nổi.
Năm nay lũ lớn ở miền Tây nên người dân trúng mùa cá, tôm.
Cá lóc đánh bắt được không ăn hết phải xẻ ra phơi khô để bán hoặc để dành ăn dần.
Có thể bạn quan tâm

Từ các chương trình và dự án về phát triển nghề nuôi thủy sản nước ngọt, Trung tâm Giống thủy sản và Trung tâm Khuyến nông An Giang tổ chức nhiều lớp huấn luyện, xây dựng điểm trình diễn để chuyển giao kỹ thuật ương lươn giống và nuôi lươn thịt. Đây là mô hình giúp nông dân tiếp cận kỹ thuật mới, phát triển kinh tế gia đình.

Thời gian vừa qua, đàn bò của nhiều hộ nông dân trên địa bàn huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) bị bệnh lở mồm long móng (LMLM). Trong khi cơ quan chức năng, chính quyền địa phương tìm mọi cách để khống chế dịch bệnh thì thương lái đã tìm đến các vùng đồng bào dân tộc thiểu số để mua bò với giá rẻ. Điều này gây thiệt đơn thiệt kép, không chỉ thiệt hại về kinh tế cho người dân mà còn khiến dịch bệnh lây lan.

Mấy năm gần đây, nghề nuôi ong trên địa bàn thị trấn Mậu A (Văn Yên, Yên Bái) phát triển mạnh. Tuy là nghề mới nhưng lợi nhuận được cho là “một vốn đôi lời” từ vật nuôi này đang mở hướng phát triển kinh tế bền vững cho người dân trong vùng.

Chúng tôi về xã Giao Hà (Giao Thủy) đúng lúc người dân đang hối hả, tất bật với việc thu hoạch hoa hòe để… chạy bão. Già, trẻ, gái, trai ai cũng bận rộn “hái hòe”. Đây cũng là thời điểm cây hòe đang cho hoa, nụ nhiều nhất trong năm. Nhiều năm nay, người dân trong xã đã khai thác thế mạnh của đất phù sa sông Hồng để trồng hòe và đinh lăng xuất bán làm dược liệu.

Toàn thôn Thanh Thủy (Bình Hải, Bình Sơn, Quảng Ngãi) có 550 hộ dân thì đã có hơn 400 hộ dân theo đuổi nghề trồng hành hàng chục năm nay. Trước hiệu quả kinh tế đem lại, cây hành ngày càng được bà con nông dân “tín nhiệm”. Họ rất muốn mở rộng diện tích trồng hành nhưng lại gặp phải “nút thắt” vì thiếu cát.