Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cải Tạo Đất Bằng Cây Lạc Dại

Cải Tạo Đất Bằng Cây Lạc Dại
Ngày đăng: 15/07/2012

Theo Viện trưởng Lê Quốc Doanh thì lạc dại (Arachis pintoi) là cây họ đậu thuộc loại thân bò, sinh trưởng vô hạn, hoa có màu vàng tươi, hạt nhỏ (8-12mm x 4-6mm), màu nâu nhạt, rễ có nhiều nốt sần có khả năng cố định đạm từ nitơ khí trời rất tốt. Lạc dại dễ trồng, sinh trưởng, phát triển nhanh, có thể thích ứng với nhiều loại đất từ đất xấu bạc màu, nghèo dinh dưỡng, đất đồi núi dốc đến đất cát, đất chua mặn ven biển.

Lạc dại có khả năng chịu hạn tốt, chịu úng cao, có thể trồng được quanh năm, nhưng tốt nhất là mùa xuân và mùa thu với các tỉnh miền Bắc, mùa mưa với các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và miền Nam. Lạc dại là cây đa tác dụng: có thể trồng thuần dạng đồng cỏ hoặc xen với các loại cỏ khác để vừa nhằm bảo vệ, cải tạo đất trống đồi núi trọc rất tốt (có khả năng cố định đạm từ 200-300kg N/ha/năm hoặc với lượng chất xanh có thể cung cấp cho đất mỗi năm 595kg N/ha, 140kg P2O5/ha và 200kg K2O/ha), vừa cắt chất xanh làm phân xanh hay làm thức ăn cho chăn nuôi gia súc như trâu, bò, dê, cá… với khối lượng bình quân 150 tấn chất xanh/ha/năm (vì trong thân, lá có hàm lượng đạm rất cao, từ 2,5-3%N) hoặc trồng xen che phủ ở các vườn cây ăn quả, trồng che phủ thành các băng chống xói mòn trên vùng đất dốc cho các loại cây ngắn ngày (ngô, đậu). Lạc dại luôn luôn xanh tốt, ra hoa màu vàng quanh năm nên có thể trồng làm thảm trang trí ở các công viên, đường phố, công sở… vừa có tác dụng tạo cảnh quan đẹp, vừa để bảo vệ môi trường sinh thái rất tốt.

Thăm mô hình trồng xen lạc dại trong đồi mận của gia đình bác Trần Công Tuấn ở thị trấn nông trường Mộc Châu, Sơn La, chúng tôi thấy một màu xanh mát mắt dưới những cây mận đang nở hoa trắng xóa hứa hẹn một mùa quả bội thu. Bác Tuấn phấn khởi cho biết: Gia đình mới trồng thử 3 năm, đầu tư chi phí không đáng kể nhưng cho kết quả rất tốt. Cây lạc dại sinh trưởng nhanh, giữ ẩm, chống rửa trôi và xói mòn đất. Nhờ có lạc dại mà bác đỡ công làm cỏ, tưới nước, phân bón cũng tiết kiệm hơn nhiều so với trước đến gần một nửa nhưng sản lượng thu hoạch năm vừa rồi vẫn tăng cao hơn so với mọi năm, mã quả đẹp nên giá bán cao hơn.

Chị Hoàng Thị Thu ở xã Vân Tùng, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn cho hay: Nhờ có lạc dại trồng xen trong các nương ngô mà đất được giữ ẩm tốt, không bị xói mòn, rửa trôi như trước, đỡ được công làm cỏ và cuối cùng là sản lượng ngô thu hoạch được nhiều hơn so với trước. Nhiều gia đình đã bắt đầu noi theo gia đình chị đưa cây lạc dại vào trồng xen trên các nương đồi dốc nhằm bảo vệ và cải tạo đất theo khuyến cáo của các nhà khoa học. TS. Lê Quốc Doanh nói thêm: Với những diện tích đất bạc màu qua nhiều năm không trồng được cây gì khác ngoài cỏ dại thì nhờ trồng lạc dại phủ đất mà chỉ 2-3 năm sau lượng mùn trong đất đã tăng lên, đất tốt hơn, tơi xốp hơn, độ ẩm cao hơn do đó bà con đã có thể đưa vào canh tác nhiều loại cây trồng mang lại nguồn thu nhập đáng kể.

Nói về cách trồng giống lạc dại LD99 này, KS. Nguyễn Doãn Dũng khuyến cáo:

- Chuẩn bị hom giống: Cắt sát gốc khi cây đang ở giai đoạn bánh tẻ, lá bắt đầu chuyển sang màu hơi vàng, cao 30-40cm.

- Chuẩn bị đất trồng: Phát, xới sạch cỏ dại đem tủ vào gốc cây ăn quả, dùng cuốc xẻ rãnh sâu 20-25cm, hàng cách nhau 25-30cm. Với những nơi đất dốc nên trồng theo đường đồng mức hoặc theo từng băng rộng, hẹp tùy địa hình để có tác dụng chống xói mòn cho đất. Trồng cách gốc cây ăn quả khoảng 50-100cm.

- Trồng theo lối áp tường, mỗi cụm gồm 2-3 hom cành cách nhau 10-15cm. Lấp đất kỹ, dện chặt cho nhanh bén rễ. Nếu có điều kiện thì tưới nhẹ vừa đủ ẩm.

- Chăm sóc: Sau trồng 25-30 ngày cây lạc bắt đầu bén rễ, nẩy chồi, lúc này nên nhổ cỏ cho lạc dại bằng tay để tránh bật gốc, chết cây. Với những nơi trồng thuần thành đồng cỏ thì sau khoảng 3-4 tháng có thể cắt cây để làm giống nhân rộng ra hoặc làm phân xanh, làm thức ăn cho gia súc. Cắt xong, làm cỏ, xới đất cho tơi xốp và tưới đủ ẩm cho cây tiếp tục sinh trưởng, phát triển cho các lứa cắt tiếp theo.


Có thể bạn quan tâm

Gần 860 triệu đồng phòng chống dịch bệnh thủy sản Gần 860 triệu đồng phòng chống dịch bệnh thủy sản

UBND tỉnh Bình Thuận vừa có quyết định bố trí kinh phí phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh năm 2015.

28/08/2015
Kiểm tra mô hình nuôi thâm canh lươn đồng Kiểm tra mô hình nuôi thâm canh lươn đồng

Mới đây, Phòng Kinh tế thành phố Vị Thanh (Hậu Giang) phối hợp với Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư thành phố kiểm tra mô hình nuôi lươn thâm canh lươn đồng tại hộ ông Triệu Hồng Minh, ở ấp 5, xã Vị Tân.

28/08/2015
Kinh nghiệm nuôi tôm vụ 1 quản lý tốt mật độ nuôi và chất lượng nước Kinh nghiệm nuôi tôm vụ 1 quản lý tốt mật độ nuôi và chất lượng nước

Nuôi tôm vụ 1 năm nay diễn ra trong điều kiện thời tiết bất lợi do nắng nóng kéo dài, tôm chậm lớn, một số diện tích bị dịch bệnh. Thế nhưng vẫn có những hộ đạt năng suất cao từ áp dụng quy trình nuôi tôm VietGAP. Bài học kinh nghiệm được đúc rút là quản lý tốt mật độ nuôi và chất lượng nguồn nước.

28/08/2015
Sản lượng tôm nuôi thu hoạch đạt 3.993 tấn Sản lượng tôm nuôi thu hoạch đạt 3.993 tấn

Thời tiết tương đối thuận lợi cho việc đánh bắt thủy sản, cùng với việc tiếp tục giải quyết kịp thời chính sách hổ trợ cho ngư dân đánh bắt xa bờ đã khuyển khích ngư dân tiếp tục ra khơi bám biển.

28/08/2015
Trạm khuyến nông huyện Trần Đề tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật nuôi cua biển Trạm khuyến nông huyện Trần Đề tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật nuôi cua biển

Phòng kinh tế hạ tầng phối hợp Trạm khuyến nông huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng vừa tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật nuôi cua biển bằng nguồn giống sinh sản nhân tạo cho 30 nông dân ở xã Lịch Hội Thượng.

28/08/2015
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.