Cải tạo đàn dê, hộ nuôi tin tưởng

Anh Nam cho biết, đã theo nghề nuôi dê được 5 năm, thấy hiệu quả khả quan và đầu ra tương đối ổn định nên anh quyết định chọn dê là vật nuôi phát triển kinh tế gia đình.
Hiện tại, anh đang sở hữu đàn dê khoảng 16 con, gồm 2 giống dê Bách Thảo và dê Boer, trong đó có 6 con dê sinh sản và 9 con dê tơ. “Nhiều năm tích lũy kinh nghiệm, tôi nhận thấy muốn nuôi dê có hiệu quả kinh tế cao cần cải tạo đàn dê từ giống nhỏ con thành giống to con và năng suất tốt hơn.
Giống dê Bách Thảo là giống dê địa phương với khả năng sinh trưởng, sinh sản, cho sữa rất tốt và thích hợp cho việc lai tạo các giống dê khác. Còn dê Boer là giống dê ngoại có đặc điểm lớn rất nhanh, cho sản lượng nhiều thịt. Từ những đặc điểm nổi trội đó, tôi quyết định chọn 2 giống dê này để tạo con giống cung cấp cho thị trường, mục đích tạo ra những con giống tốt để nhiều hộ chăn nuôi hiệu quả và thu nhập cao hơn” – anh Nam chia sẻ.
So sánh với dê nuôi ở các trại khác, dê của trại anh Nam bán giá rẻ hơn, được tiêm phòng bệnh đầy đủ, hướng dẫn kỹ thuật nuôi và được giới thiệu thương lái thu mua dê thịt. Cạnh tranh về mọi mặt, giống dê mới đã thuyết phục được rất nhiều khách hàng, mô hình nuôi dê nhanh chóng phát triển tại địa phương.
Ngoài lượng khách hàng phát triển thông qua các đầu mối cũ, anh còn tích cực quảng bá trên mạng để mở rộng thị trường. Nhờ gia đình có nguồn cỏ ổn định nên việc nuôi dê đối với anh Nam rất khỏe. Mỗi ngày, anh chỉ bỏ ra 2 tiếng đồng hồ để chăm sóc dê và vệ sinh trại
. Với giá thành hiện nay, dê thịt 100.000 đồng/kg hơi, dê giống trọng lượng 10kg giá 200.000 đồng/kg hơi, 20kg trở lên giá bán 180.000đ/kg hơi, mỗi năm đàn dê giống cho thu nhập 50 - 60 triệu đồng. Theo anh Nam, do nuôi dê không tốn nhiều chi phí và nhân công nên tiền lãi thu được khá cao, từ 45 - 55 triệu đồng.
Trung bình một năm cung cấp cho thị trường 25 con dê giống và đang tăng dần số lượng, anh Nam rất kỳ vọng mở thêm trang trại để tiếp tục đầu tư.
Phân tích những lợi ích vượt trội từ mô hình, như: Tạo ra nhiều con giống tốt cung cấp cho hộ nuôi cùng giá thành vừa phải; tạo sức cạnh tranh với những trại khác; đem lại sự tin tưởng cho hộ nuôi; phát triển kinh tế gia đình…
Vượt qua hàng trăm bài dự thi trên cả nước, dự án “Cải tạo đàn dê, hộ nuôi tin tưởng” của anh Võ Nhật Nam đã lọt vào vòng chung kết cuộc thi Dự án khởi nghiệp 2015 tại Bến Tre do Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp (BSA) phối hợp tổ chức. Dự án nhận giải khuyến khích cùng khoản đầu tư 50 triệu đồng từ doanh nghiệp.
Có thể bạn quan tâm

Trước tình trạng thương lái ồ ạt thu mua tôm bán cho Trung Quốc, các ngành chức năng ở tỉnh Phú Yên đang nhiều mở đợt kiểm tra tại các địa phương ven biển.

Những năm gần đây, được sự quan tâm hỗ trợ của Nhà nước, huyện An Lão (Bình Định) đã triển khai chương trình cải tạo đàn bò, tăng tỉ lệ bò lai, góp phần phát triển ngành chăn nuôi đại gia súc ở địa phương, giúp nhiều hộ nông dân vươn lên làm giàu chính đáng.

Ở nhiều nơi, việc nuôi tôm sú gặp nhiều rủi ro, thì tại xã An Trạch (huyện Đông Hải, Bạc Liêu), nông dân lại làm giàu từ con tôm này.

Ban Quản lý dự án cạnh tranh ngành chăn nuôi và an toàn thực phẩm (Lifsap) TPHCM vừa cho biết, sau 3 năm thực hiện đã lập 4 vùng chăn nuôi heo theo mô hình nông hộ (GAHP) tại các xã An Phú, Tân Thạnh Đông, Phú Hòa Đông và Nhuận Đức với 15 nhóm GAHP là mô hình mẫu, có 328 hộ nông dân tham gia quy trình này, xây dựng 200 hầm biogas. Sắp tới, dự án sẽ mở rộng ra 9 xã ở huyện Củ Chi và huyện Hóc Môn, nâng số hộ tham gia lên gần 400.

“Nuôi cá sấu không quá khó, chỉ cần chú ý đến cách cho ăn là cá sẽ khỏe mạnh. Từ việc nuôi cá sấu mà gia đình tôi có nguồn thu nhập cao và ổn định”. Đó là khẳng định của ông Nguyễn Văn Tào, chủ trang trại cá sấu Đồng Trai, ấp Đồng Trai, xã Định Hiệp, huyện Dầu Tiếng (Bình Dương).