Cái Giàu Ngay Dưới Chân Mình
Đối với phần đông đồng bào dân tộc, làm đủ ăn đã là khó, thế nhưng với Rơ Lan Byil ở làng H’lú, xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê (Gia Lai) thì thoát nghèo là “chuyện nhỏ”. Ông là gương mặt nổi trội ở làng Hlú biết cách làm giàu trên mảnh đất mà ai cũng kêu khó…
Chúng tôi đến nhà Byil khi ông đang bận chăm sóc vườn tiêu của gia đình. Nhìn vườn tiêu trĩu trịt quả, cứ ngỡ rằng đây là vườn của một gia đình người Kinh nào đấy. Nghe tôi khen, Byil thật thà nói: “Nhờ học người Kinh đấy thôi. Ngày trước mình cũng nghèo lắm, làm chẳng đủ ăn. Được anh em bày vẽ chỉ bảo tận tình, được tập huấn về kỹ thuật chăm sóc hồ tiêu, cà phê nên mình biết làm. Cái đầu sáng thì cái chân cái tay đặt việc đúng chỗ. Bí quyết có vậy thôi…”.
Gia đình Byil hiện sở hữu 2ha cà phê kinh doanh, chừng 500 trụ tiêu, trong đó một số đã cho thu hoạch. Ngoài ra ông còn có 1,4ha đất màu dùng để trồng khoai lang, trồng mì… Vụ mùa vừa qua chỉ riêng cà phê, gia đình ông thu hoạch được 5 tấn nhân, bán được hơn 200 triệu đồng. Nếu kể cả diện tích trồng khoai lang và vườn hồ tiêu – dù mới cho thu bói, áng tổng thu nhập của gia đình ông phải cầm chắc trên 300 triệu...
“Cái giàu, cái nghèo nó ở ngay dưới chân mình đấy thôi. Chỉ vì tại cái đầu tối mà người ta không chịu đưa con mắt nhìn xuống, cứ mãi nhìn đâu đâu để mơ bát cơm bố thí ở xứ người” - Byil nói vậy với tiếng cười sảng khoái.
Chúng tôi hiểu ông muốn nói đến một số người làng H’lú từng tham gia biểu tình gây rối dạo 2004, giờ đã tỉnh ngộ chịu khó làm ăn… Điều ông nói quả là giản dị và có lẽ không ai không biết. Thế nhưng để chạm đến cái lẽ đời giản dị này cũng chẳng dễ nếu như người ta để cái đầu tối…
Có thể bạn quan tâm
áng 24.12, tại Thái Nguyên, Trung tâm Khuyến nông quốc gia đã tổ chức sơ kết Dự án “Xây dựng mô hình cải tạo chất lượng đàn bò địa phương bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo và vỗ béo bò thịt trong nông hộ” và “Chăn nuôi trâu sinh sản quy mô nông hộ”.
Dự án “Hỗ trợ xây dựng quản lý rủi ro nông nghiệp thông qua liên kết công – tư ở Việt Nam” do Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD), đại diện IPSARD đã đưa ra đề xuất mô hình bảo hiểm cho cây cà phê tại Tây Nguyên.
Báo cáo của Ban chỉ đạo xây dựng NTM tỉnh Lâm Đồng, 100% số xã trên địa bàn đã có đề án phát triển sản xuất được phê duyệt và đang triển khai thực hiện, tập trung vào các lĩnh vực phát triển sản xuất công nghệ cao đối với rau, hoa, chè, cà phê, cây đặc sản, bò sữa,...
Thống kê chưa đầy đủ của hai tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau cho thấy diện tích lúa bị thiệt hại lên đến trên 10.000 ha. Điều đáng nói diện tích này chưa dùng lại mà có khả năng tăng từng ngày do nắng nóng, trời ít mưa, xâm nhập mặn.
Xã Đạo Đức (huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc) vốn là một xã thuần nông, có điểm xuất phát thấp trong quá trình xây dựng nông thôn mới (NTM). Xã đã chủ động mạnh dạn chuyển đổi cây trồng để phát triển sản xuất, góp phần tăng thu nhập cho người dân địa phương.