Cách Ương Cá Tra Bột Nhân Tạo

Cải tạo ao: Là công việc rất quan trọng, quyết định tỷ lệ sống và sự thành công thất bại trong việc ương nuôi. Nên chọn ao có diện tích 1000 - 2000m vuông và chủ động cung cấp - tháo cạn khi cần thiết, đồng thời ao cần có bờ bao chắc chắn không có cây tạp cỏ dại mọc quanh ao.
Ao ương nuôi phải được cải tạo tốt theo tuần tự những bước sau:
Bơm cạn nước vét bùn nền đáy ao, bón phân khử phèn, cấp thoát nước vài lần để rửa trôi phèn - độc tố tiềm tàng trong ao. Sau đó cấp lại nguồn nước sạch vào ao qua hệ thống cống có ngăn lưới ở miệng cống, đồng thời kết hợp dùng thuốc diệt cá tạp - cá dữ triệt nhằm hạn chế và đảm bảo tỷ lệ sống cho cá bột..
Tiến hành gây màu nguồn nước ao nuôi bằng phân chuồng ủ thật hoại hay phân vô cơ, kiểm tra lại ao hồ thật cẩn thận, kế đến dùng lưới để ngăn một phần diện tích góc ao và thả giống trong phạm vi có ngăn lưới, nhất là ương cá tra bột ở giai đoạn đầu thả giống. Nước ao tốt là màu vỏ đậu xanh, xanh nhạt.
Ương nuôi cá tra bột từ 1-15 ngày tuổi, xin lưu ý:
Khi ương nuôi cá tra bột do sinh sản nhân tạo nên phải chọn mua cá bột từ những trại sản xuất cá giống có uy tín, với chất lượng cá bố mẹ tốt để nâng cao hiệu quả của quá trình nuôi. Bản thân cá tra bột rất háu ăn, lại có khả năng sát hại lẫn nhau rất lớn là do cấu trúc răng, miệng cá hơi hướng xuống về trước và khi cá cắn vào con mồi thì giữ chặc không nhả ra, do đó cần tính toán cự ly, thời gian vận chuyển để hạn chế hao hụt.
Mật độ ương nuôi cá tra bột 500-1000 con/m vuông và ao ương cần bố trị sục khí để gia tăng hàml ượng oxy hòa tan trong nước và kích thích khả năng bắt mồi hạn chế tình trạng sát hại lẫn nhau.
Dùng lòng đỏ trứng (gà, vịt) luộc chín trộn với hỗn hợp bột đậu nành, bột bắp, cám thực phẩm và sữa bột (theo tỷ lệ 1: 3: 1) đem nấu chín và pha loãng với nước sạch tưới vào ao ương. Lúc dịch cúm không nền dùng trứng gà, vịt.
Nên phối hợp dùng dầu gan mực (chuyên dùng trong nuôi tôm sú) trộn vào lượng thức ăn cho cá, dầu gan mực có mùi tanh đặc trưng, sẽ kích thích cá bắt mồi mạnh và giàu hàm lượng vitamin A, rất tốt cho giai đoạn phát triển của cá bột.
Lượng thức ăn bình quân là 0,5-0,8kg thức ăn cho 100m vuông/ ngày. Cần nhớ cho cá ăn vừa đủ và 5-7 lần/ngày, tập trung cho cá ăn vào sáng sớm hay chiều mát. Ngoài ra có thể gây nuôi monia (trứng nước) trong ao ương để tạo nguồn thức ăn bằng cách bón bột đậu nành trực tiếp xuống ao (4-6kg/1000 m vuông) trước khi tiến hành thả giống.
Từ ngày thứ 15 trở đi, các bước ương tiếp theo như sau:
Có thể trộn thêm bột cá hay một ít cá tạp xay nhuyễn (5-15%), đồg thời nên duy trì hàm lượng dầu gan cá (1-3%) trong khẩu phần thức ăn theo nhu cầu dinh dưỡng của cá.
Kết hợp thay nguồn nước sạch đã được lắng lọc kỹ cho ao và tháo lưới thả cá rộng ra ao ương. Khi cá ương được hơn 20 ngày, có thể thay thế sữa bột bằng các nguồn thức ăn như sau: 70% hỗn hợp cá tạp, bột cá (kể cả ốc bươu vàng) và 30% hỗn hợp cám thực phẩm nấu chín, để tạo độ kết dính. Mặt khác nên chủ động trộn thêm kháng sinh vào khẩu phần thức ăn theo tỷ lệ 1-3% (theo định kỳ 1-3 lần/ tuần), trong suốt thời gian ương để phòng ngừa bệnh cho cá tra con.
Hàng ngày thay nguồn nước sách đã được lắng lọc cẩn thận để tạo môi trường sống của cá luôn sạch không bị nhiễm bẩn.
Có thể bạn quan tâm

Vấn đề liên quan đến thịt vàng trên cá tra rất được các nhà khoa học, các người nuôi cá quan tâm bởi vì cá tra thịt vàng không được các nhà máy chế biến ưa chuộng, do đó khó tiêu thụ. Giá giảm từ 10 - 20% so với cá tra thịt trắng.

Năm 2004, năm đầu tiên ngành chăn nuôi thủy sản tỉnh AG đạt tổng sản lượng trên 152.000 tấn cá nuôi, tăng 11,9% so năm 2003, đạt kim ngạch xuất khẩu 120 triệu USD, vượt qua kim ngạch xuất khẩu gạo. Nuôi trồng thủy sản trở thành một ngành mũi nhọn trong kinh tế nông nghiệp của tỉnh. Tuy đạt sản lượng cao, nhưng chất lượng nuôi trồng thủy sản đạt chưa cao, đã ít nhiều bị ảnh hưởng đến thu nhập cho người chăn nuôi. Một vấn đề được đặt ra hiện nay là làm thế nào để nâng cao chất lượng nuôi trồng thủy sản ?

Cá tra, basa cũng như nhiều loài cá nước ngọt khác, dễ bị nhiễm nhiều loại bệnh phổ biến. Các tác nhân gây bệnh cho cá gồm 2 nhóm là các bệnh truyền nhiễm

- Chất lượng và dòng chảy của sông Tiền và sông Hậu (sông Cửu Long - ĐBSCL) thích hợp cho việc nuôi cá bè - Yếu tố thuận lợi về nguồn thức ăn, nguồn giống tự nhiên - Kinh nghiệm nuôi bè được tích lũy qua nhiều năm của nhân dân địa phương. - Cá tra và cá basa cũng đã có được thị trường xuất khẩu với nhu cầu số lượng lớn.

Cá tra đánh bắt ngoài tự nhiên tại các vùng nước sạch đều có thịt màu trắng, trong khi cá tra nuôi hầm, bè thịt cá thường bị vàng, nên hiệu quả xuất khẩu không cao.