Hạn Hại Thủy Sản
Nắng nóng gay gắt kéo dài tại Bình Định khiến hàng chục ngàn hộ dân mà nuôi trồng thủy sản thất thu nặng nề, nhất là nuôi cá nước ngọt.
Ông Võ Đình Tâm, Chi cục trưởng Chi cục NTTS Bình Định thở dài khi nhắc đến chuyện hạn hán: “Không có nước thì không thể nuôi cá. Trong khi đó hạn hán kéo dài đã vắt kiệt các hồ, ao, sông, suối… nên diện tích nuôi trồng thủy sản năm nay giảm mạnh”.
Theo ông Tâm, năm nay toàn tỉnh chỉ thả nuôi cá nước ngọt được gần 1.047/1.876 ha trên các hồ chứa (chiếm 55,8%), nuôi cá trong ao 134/192 ha (69,7%). Ngoài ra, do mực nước tại các hồ chứa xuống thấp hoặc cạn kiệt nên hoạt động nuôi cá lồng trong hồ chứa cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, hiện chỉ còn nuôi rải rác tại hồ chứa lớn như Định Bình (Vĩnh Thạnh), Hội Sơn (Phù Cát), Quang Hiển (Vân Canh).
Tuy tại hồ chứa nước Định Bình mực nước còn khá, nhưng nắng nóng kéo dài đã “nung nấu” nguồn nước nuôi, tạo điều kiện dịch bệnh bùng phát trên đàn cá điêu hồng, ước tính đã có trên 50 tấn cá bị chết. Người nuôi cá điêu hồng chỉ còn biết ngửa mặt than trời.
“Nhiều diện tích ban đầu còn nước nên người nuôi an tâm thả giống. Đến khoảng 4 tháng sau không có nước bổ sung nên đành phải thu hoạch non, chịu thiệt hại còn hơn để đàn cá bị nắng nóng thiêu đốt. Lẽ ra đến 18 tháng mới đúng kỳ thu hoạch, nay thu hoạch sớm nên mất sản lượng rất lớn. Chúng tôi ước tính năm nay sản lượng cá nước ngọt bị giảm từ 20 - 30%”, ông Tâm cho biết thêm.
Không chỉ vậy, hạn hán còn gây khó cho Trung tâm Giống thủy sản Bình Định trong công tác thực nghiệm, duy trì đàn cá giống bố mẹ và SX giống thủy sản. Ông Nguyễn Thế Vũ, GĐ Trung tâm cho biết: “Chúng tôi đang quản lý trạm giống thủy sản xã Mỹ Châu (Phù Mỹ) và trạm giống xã Cát Tiến (Phù Cát).
2 trạm này chuyên SX giống thủy sản nước ngọt, lợ, mặn cung ứng cho người nuôi trong tỉnh và cả khu vực miền Trung, Tây Nguyên. Song tình hình khô hạn đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động SX”.
Theo ông Vũ, đáng lo ngại nhất là việc duy trì đàn cá giống bố mẹ đang được nuôi dưỡng tại Trạm giống Mỹ Châu, bởi các hồ Hóc Hòm, Hóc Lách, Đồng Đèo đã trơ đáy, không đảm bảo đủ nước ngọt để duy trì đàn cá giống. Trạm này đang nuôi giữ 13 tấn cá bố mẹ gồm các giống trắm, lăng nha, bống tượng, trê lai, chim trắng, trôi, mè, chép, rô phi, điêu hồng… với tổng giá trị gần 1,9 tỷ đồng.
Để có đàn cá giống này, cán bộ trạm đã phải dày công nghiên cứu, lai tạo miệt mài trong thời gian gần 10 năm. Trước tình hình này, trạm đã dồn tổng lực để chống hạn cứu cá như như nạo vét hồ chứa, dùng máy bơm đưa nước về để cho đàn cá giống có chỗ mà thở.
Hạn hán cũng đã ảnh hưởng không nhỏ đến nuôi trồng thủy sản nước lợ tại các địa phương ven biển. Theo ông Võ Đình Tâm, Chi cục trưởng Chi cục NTTS, do thiếu nguồn nước ngọt nên tiến độ thả tôm giống khá chậm; độ mặn trong ao hồ nuôi tôm tăng cao, gây nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Diện tích tôm nuôi bị dịch bệnh đến thời điểm này là 27 ha, xảy ra trên đối tượng tôm thẻ chân trắng nuôi thâm canh, bán thâm canh.
Trước tình hình trên, ngành nông nghiệp Bình Định đã chỉ đạo các đơn vị chức năng triển khai các biện pháp chống hạn nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do hạn hán gây ra.
Ông Hồ Ngọc Hùng, Phó GĐ Sở NN-PTNT Bình Định cho biết: “Từ nguồn kinh phí hỗ trợ thủy lợi phí, tỉnh đã nhanh chóng phân bổ cho các địa phương khẩn cấp nạo vét kênh mương, ao, hồ; mua nhiên liệu hỗ trợ người dân bơm nước chống hạn, trong đó ưu tiên cho việc cung cấp nước ngọt cho NTTS”.
Để bảo vệ tối đa đàn cá giống bố mẹ tại Trạm giống Mỹ Châu tránh bị hạn hán gây hại, đơn vị này đã chủ động xuất kinh phí để nạo vét sâu 2 hồ chứa Hóc Hòm, Hóc Lách; mua xăng dầu bơm nước, xây dựng hệ thống thủy lợi, mua hóa chất khử trùng, men vi sinh… nhằm đưa đàn cá giống bố mẹ vượt qua cơn đại hạn.
“Dự báo hạn hán sẽ còn kéo dài đến hết tháng 8, chúng tôi đang tính đến chuyện phải di chuyển đàn cá giống bố mẹ đưa về nuôi tạm thời tại đập Thiết Đính (Hoài Nhơn) để duy trì đàn cá giống”, ông Nguyễn Thế Vũ, GĐ Trung tâm Giống thủy sản Bình Định cho biết.
Có thể bạn quan tâm
Những năm gần đây, nông dân xã Phước An (huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định) đã phát triển tốt nghề chăn nuôi bò vỗ béo. Nhờ áp dụng đúng quy trình kỹ thuật, hoạt động chăn nuôi ngày càng hiệu quả, đem lại thu nhập đáng kể, góp phần xóa đói giảm nghèo, cải thiện cuộc sống của người dân.
Những năm qua, phong trào nuôi ong lấy mật ở huyện vùng cao Mù Cang Chải (Yên Bái) đã phát triển mạnh mẽ. Tận dụng thế mạnh của địa phương là có nhiều đồi rừng, các hộ dân đã tích cực chăm sóc và nhân rộng đàn ong. Hiện nay, việc nuôi ong lấy mật thực sự trở thành một trong những nghề cho thu nhập cao, góp phần xóa đói giảm nghèo và nhiều hộ còn làm giàu từ nghề này.
Với phần lớn diện tích đất tự nhiên là vùng gò đồi, huyện Sóc Sơn (Hà Nội) có nhiều tiềm năng phát triển chăn nuôi, trong đó có thế mạnh về nuôi gà đồi.
Nửa đầu năm 2015, XK tôm Việt Nam sang Mỹ đạt 262,7 triệu USD, giảm 50,2% so với cùng kỳ năm 2014 - mức giảm mạnh nhất trong số 3 thị trường NK tôm chính của Việt Nam. Nguyên nhân là do nhu cầu tôm Việt Nam từ Mỹ thấp, giá XK giảm và đồng USD tăng giá.
Trung tâm Giống và Kỹ thuật thủy sản Phú Yên vừa lấy mẫu nước nuôi trồng thủy sản tại 16 điểm quan trắc trên địa bàn tỉnh để xét nghiệm, xác định mức độ ô nhiễm tại các vùng nuôi.